Đường dẫn truy cập

Đặc phái viên ASEAN: Thiếu tin tưởng, ý chí chính trị đang cản trở tiến trình hòa bình Myanmar


Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn phát biểu trong cuộc họp báo sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM lần thứ 55) tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 6/8/ 2022.
Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn phát biểu trong cuộc họp báo sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM lần thứ 55) tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 6/8/ 2022.

Một đặc phái viên khu vực cho biết sự thiếu tin tưởng và ý chí chính trị đang cản trở tiến trình hòa bình của Myanmar và khối ASEAN sẽ tiếp tục xa lánh các tướng lĩnh cầm quyền, trừ khi họ giao tiếp với những người đối lập và đạt được tiến bộ cụ thể.

Prak Sokhonn, phó thủ tướng Campuchia và chủ trì các cuộc họp ngoại trưởng khu vực tuần này, cho biết ông sẽ không từ bỏ Myanmar, mặc dù ông không thấy bất kỳ bên nào sẵn lòng từ bỏ cuộc chiến của họ.

Myanmar rơi vào vòng xoáy bạo lực kể từ khi quân đội đảo chính vào năm ngoái, chấm dứt một thập kỷ hướng tới dân chủ, gây ra phản ứng dữ dội với các cuộc biểu tình, đình công và kháng chiến vũ trang mà các tướng lĩnh đã dùng vũ lực chết người để trấn áp.

Ông Prak Sokhonn cho biết việc quân đội gần đây hành quyết bốn nhà hoạt động có liên quan đến phong trào dân quân là một đòn giáng mạnh vào bất kỳ hy vọng hòa bình nào và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đồng ý rằng nếu không có tiến bộ trong tương lai, quan điểm của họ đối với Myanmar sẽ phải được xem xét lại.

"Tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào về ý chí từ tất cả các bên để ngăn chặn cuộc chiến. Điều duy nhất tôi thấy bây giờ là cuộc chiến tiếp tục. Tại sao? Vì sự thiếu tin tưởng," ông nói.

"Nếu không có sự tin tưởng, cuộc chiến sẽ tiếp tục và tiến trình chính trị sẽ không bao giờ dừng lại, bởi vì sẽ không có ai đến nếu họ lo sợ cho mạng sống của mình."

Chính quyền quân phiệt bị quốc tế ruồng bỏ do họ đàn áp khốc liệt các đối thủ. ASEAN cấm các tướng lãnh đại diện cho Myanmar tại các cuộc họp quốc tế cho đến khi bắt đầu thực hiện một kế hoạch hòa bình.

Một kế hoạch hòa bình được Liên hợp quốc hậu thuẫn mà lãnh đạo cuộc đảo chính ở Myanmar đã đồng ý với ASEAN vào năm 2021 vẫn chưa được tiến hành và vẫn là tiến trình ngoại giao duy nhất có được.

Trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Sáu 6/8, chính quyền quân sự Myanmar nói các thành viên ASEAN không nên can thiệp vào công việc của họ, cũng như không tham gia với "những kẻ khủng bố" chống lại sự cai trị của họ.

Tuyên bố nói rằng quân đội luôn nói rõ ràng rằng cam kết của họ đối với tiến trình hòa bình sẽ được quyết định bởi các diễn biến trên thực địa.

"ASEAN nên tôn trọng quyền của mọi quốc gia thành viên và không can thiệp ... lật đổ và ép buộc," tuyên bố nói, đồng thời cho biết thêm chính quyền đang đạt được "tiến bộ đáng chú ý" trong các nỗ lực hòa bình.

(Theo Reuters)

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG