Đường dẫn truy cập

Úc, Nhật tham gia tập trận quân sự thường niên Mỹ-Philippines 


Tư liệu: Tập trận Mỹ-Phi năm 2017. Các tướng lãnh Mỹ, Philippines cùng các giới chức hai nước tại lễ khai mạc cuộc diễn tập Balikatan năm 2017. (U.S. Army photo by Staff Sgt. Chris McCullough)
Tư liệu: Tập trận Mỹ-Phi năm 2017. Các tướng lãnh Mỹ, Philippines cùng các giới chức hai nước tại lễ khai mạc cuộc diễn tập Balikatan năm 2017. (U.S. Army photo by Staff Sgt. Chris McCullough)

Việc Úc và Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận Mỹ-Phi thường niên năm nay sẽ gây áp lực lên Trung Quốc và có thể châm ngòi cho sự leo thang các cuộc tập trận quân sự.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Manila hôm thứ Năm cho biết các cuộc diễn tập Balikatan với các nước Đông Nam Á kéo dài từ ngày 7 đến ngày 18/5 sẽ bao gồm "các lực lượng đa quốc" đến từ Úc và Nhật Bản để huấn luyện, đồng thời mời nước Anh trong tư cách quan sát viên. Nước Úc đã tham gia các cuộc diễn tập thường niên này từ năm 2014 tới nay.

Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã nói rằng 3 nước này muốn duy trì Biển Đông- rộng 3,5 triệu km vuông và giàu tài nguyên- trong tình trạng mở rộng cho quốc tế sử dụng. Trung Quốc đòi chủ quyền trên hơn 90% diện tích Biển Đông, dựa trên điều mà họ mô tả là “quyền sử dụng lịch sử” của họ tại vùng biển này.

Tàu chiến và chiến đấu cơ của Quân đội Nhân dân TQ biểu dương lục lượng trên Biển Đông vào ngày 12/4/2018. REUTERS/Stringer
Tàu chiến và chiến đấu cơ của Quân đội Nhân dân TQ biểu dương lục lượng trên Biển Đông vào ngày 12/4/2018. REUTERS/Stringer

Tuần trước, trang web của quân đội Trung Quốc cho biết một đoàn tàu hải quân bao gồm một tàu sân bay, đã "tiến hành một loạt các cuộc diễn tập" trên Biển Đông.

Các cuộc tập trận tổ chức tại Philippines có thể châm ngòi cho một đợt tập trận mới của Trung Quốc trên biển, theo lời Giáo sư Oh Ei Sun, giảng dạy môn nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nanyang/ Singapore.

Oh nói."Tôi tin rằng trong tương lai gần chúng ta có thể chứng kiến mức độ thường xuyên của các cuộc diễn tập như vậy tăng lên, bởi vì một mặt, phía Trung Quốc thể hiện thái độ sẵn sàng bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông , trong khi liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo cũng cứng rắn không kém trong cố gắng thực thi quyền tự do hàng hải."

Tập trận leo thang

Hiện đã trong mùa thứ 34, các cuộc diễn tập Mỹ-Philippines đã tránh tập trận trong Biển Đông hồi năm ngoái sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nhậm chức tại Manila. Ông Duterte đã tạm gác vụ tranh chấp chủ quyền hàng hải với Trung Quốc trên một phần Biển Đông để xoay sang kết thân với Bắc Kinh và vận động đầu tư từ nước này.

Đại sứ quán Mỹ cho biết các cuộc diễn tập năm nay gồm công tác xây dựng lại năm trường học và cung cấp các dịch vụ y tế tại Philippines,.

Một số nhà phân tích cảnh báo rằng sự tham gia của nhiều nước vốn vẫn chỉ trích tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, có thể châm ngòi cho một loạt cuộc tập trận của Trung Quốc,.

Ảnh chụp ngày 19/4/2018 chiến hạm Úc HMAS Toowoomba neo ở cảng Saigon. Đây là một trong 3 tàu chiến của Úc bị hải quân TQ thách thức khi đi ngang qua Biển Đông trên đường tới Việt Nam
Ảnh chụp ngày 19/4/2018 chiến hạm Úc HMAS Toowoomba neo ở cảng Saigon. Đây là một trong 3 tàu chiến của Úc bị hải quân TQ thách thức khi đi ngang qua Biển Đông trên đường tới Việt Nam

Trong tháng này, Hải quânTrung Quốc thách thức các tàu chiến Úc trên đường sang thăm Việt Nam, một trong những nước tranh giành chủ quyền Biển Đông với Bắc Kinh, theo tường trình của Hệ thống Truyền Thông Úc ABC.

Trung Quốc còn tranh giành chủ quyền với đối thủ kinh tế Nhật Bản tại một số vùng trên Biển Hoa Đông.

Trong năm qua, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã lần lượt điều tàu vào Biển Đông, gây bất bình cho Trung Quốc.

Jay Batongbacal, Giáo sư trường Luật và Hàng hải quốc tế của Đại học Philippines, nhận định: “Xét Trung Quốc đã phát triển các khả năng quân sự, lẽ đương nhiên là nước này sẽ tiếp tục diễn tập và nâng cao kỹ năng, và họ sẽ làm như vậy để đáp trả các cường quốc mà họ cho là “bên ngoài”, không phải là một bên trong các vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.”

Liên minh 4 nước

Tháng 11 năm ngoái, các nhà lãnh đạo Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Độ - nhóm thường được gọi là "Bộ Tứ" - đã gặp nhau ở Manila để thảo luận việc duy trì Biển Đông rộng mở cho quốc tế sử dụng. Tháng 1 năm nay, Thủ tướng Ấn Narendra Modi cam kết với các nhà lãnh đạo ASEAN rằng nước ông sẽ tăng cường hợp tác về các vấn đề hàng hải.

Giáo sư Quản lý Chiến lược tại Đại học Deakin ở Úc, ông Stuart Orr, nói rằng Bộ Tứ Mỹ-Nhật-Ấn-Úc đặt nặng tầm quan trọng của tuyến hàng hải huyết mạch đi ngang qua Biển Đông. Khoảng một phần ba hàng hóa được vận chuyển qua tuyến hàng hải này.

Philippines, một trong những nước tuyên bố chủ quyền một phần Biển Đông, là thuộc địa cũ của Mỹ, Hoa Kỳ đã bảo vệ nước này về mặt quân sự từ những năm 1940, đặc biệt sau khi đóng cửa căn cứ hải quân Mỹ tại Vịnh Subic hồi năm 1992.

Giáo sư Orr cảnh báo có thể Philippines đã cho phép Hoa Kỳ mời các nước khác tham gia diễn tập năm nay như một cách để vòi thêm tiền viện trợ của Bắc Kinh. Vào cuối năm 2016, Trung Quốc đã cam kết viện trợ và đầu tư 24 tỷ USD cho Philippines.

XS
SM
MD
LG