Đường dẫn truy cập

Trung Quốc phóng vệ tinh phục vụ chương trình thám hiểm phần khuất của mặt trăng


Tên lửa Trường Chinh của Trung Quốc.
Tên lửa Trường Chinh của Trung Quốc.

Trung Quốc hôm 20/3 đã phóng một vệ tinh đóng vai trò là cầu nối liên lạc giữa các hoạt động trên trái đất và sứ mệnh sắp tới ở phía xa của mặt trăng, đánh dấu một giai đoạn mới trong chương trình thám hiểm mặt trăng dài hạn của nước này.

Truyền thông nhà nước đưa tin, một tên lửa Trường Chinh 8 mang theo Queqiao-2 (Thước Kiều 2) nặng khoảng 1,3 tấn, được đặt tên theo cây cầu thần thoại làm bằng chim ác là và hai vệ tinh nhỏ Tiandu-1 và -2 (Thiên Đô), được phóng từ tỉnh đảo phía nam là Hải Nam.

Mặt gần của mặt trăng luôn hướng về Trái đất. Điều đó có nghĩa là việc truyền dữ liệu từ phía xa là điều không thể vì không có đường truyền thẳng trực tiếp.

Queqiao-2 sẽ quay quanh mặt trăng và chuyển tiếp tín hiệu đến và đi từ sứ mệnh Chang'e-6 (Thường Nga), dự kiến sẽ được phóng vào tháng 5. Nhiệm vụ của Chang'e-6 tự động sẽ tìm cách lấy các mẫu từ một lưu vực cổ xưa, lần đầu tiên thu được vật liệu mặt trăng từ phía khuất của mặt trăng.

Queqiao-2 cũng sẽ được sử dụng làm nền tảng chuyển tiếp tín hiệu cho sứ mệnh mặt trăng Chang'e-7 vào năm 2026 và sứ mệnh Chang'e-8 vào năm 2028.

Đến năm 2040, Queqiao-2 sẽ là một phần của chòm vệ tinh chuyển tiếp tín hiệu, đóng vai trò là cầu nối liên lạc cho các sứ mệnh khám phá mặt trăng có phi hành đoàn và thám hiểm trên các hành tinh khác như Sao Hỏa và Sao Kim.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG