Đường dẫn truy cập

Những kế hoạch nhằm phóng phi thuyền lên mặt trăng của Ấn Ðộ. - 2003-10-17


Trong khi Trung Quốc phóng phi thuyền đưa người lên không gian lần đầu tiên thì nước láng giềng Ấn Độ cũng đang tiến hành những kế hoạch nhằm phóng một phi thuyền lên mặt trăng trễ nhất là năm 2008. Sau đây là những chi tiết do TTV Anjana Pasricha từ New Delhi gửi về về nhuhg gì có thể giúp hình thành một cuộc chạy đua mới trong lãnh vực không gian.

Một dự án mà các khoa học gia không gian của Ấn Độ từng mơ ước trong nhiều năm qua là phóng một phi thuyền không người lái lên mặt trăng để thám hiểm bề mặt của hành tinh này.

Dự án vừa kể đã được nâng lên hàng ưu tiên số một sau khi Thủ Tướng Atal Behari Vajpayee bật đèn xanh cho dự án trong một bài diễn văn nhân ngày lễ Độc lập của Ấn cách đây 2 tháng.

Ông Vajpayee nói rằng nước ông sẽ thực hiện một bước quan trọng trong lãnh vực khoa học. Đó là Ấn Độ sẽ phóng một phi thuyền lên mặt trăng trước năm 2008, và đặt tên cho phi vụ đó là “Du hành mặt trăng một”.

Theo dự trù thì dự án 78 triệu đô la này sẽ đưa một phi thuyền nặng 525 ký lô vào một nơi ở phía trên mặt trăng khoảng 100 kilomet để khảo sát bề mặt của hành tinh này qua những bức ảnh hồng ngoại và quang tuyến X.

Phát ngôn viên của tổ chức Nghiên Cứu Không Gian Ấn Độ, ông G. Krishnamurthy nói rằng dự án này sẽ cung cấp một cơ hội độc đáo cho lãnh vực mà ông gọi là “khảo sát biên địa ”.

Điều cơ bản là vẻ họa đồ mặt trăng, cả họa đồ hình thể lẩn cấu trúc hóa học của toàn thể bề mặt của mặt trăng. để tìm kiếm nhiều thành tố khác nhau như Magnesium, Alumium, Silicon,... và cũng tìm hiểu xem mặt trăng có còn nước hay không.

Đây là lần đầu tiên Ấn Độ tiến hành một dự án thám hiểm xa hơn quỹ đạo trái đất. Tính đến nay thì chương trình không gian đã có từ 35 năm nay của Ấn chỉ nằm trong phạm vi phát triển cac vệ tinh nhằm cung cấp các dịch vụ như viễn thông và dự báo thời tiết.

Ấn Độ cũng đã phát triển các loại hỏa tiễn có khả năng phóng những vệ tinh nhỏ hơn vào không gian.

Theo lời ông George Joseph, người cầm đầu dự án phóng phi thuyền lên mặt trăng thì đây sẽ là bước đầu tiên trong cuộc du hành của Ấn Độ lên các hành tinh khác. Ông nói:

Đây là nỗ lực đầu tiên trong những việc làm mà chúng tôi thực hiện nhằm thám hiểm những hành tinh khác. Hy vọng rằng nỗ lực này sẽ là bước đầu vì chúng tôi muốn đi xa hơn nửa để tìm cách thực hiện một phi vụ đưa người máy lên không gian, hoặc một khi những việc đó đã hoàn tất thì chúng tôi có thể đi xa hơn mặt trăng.

Những người chỉ trích đã thắc mắc về sự hợp lý của dự án này vì theo họ thì việc khảo sát mặt trăng là chuyện đã lỗi thời. Hoa Kỳ đã đưa người lên mặt trăng cách đây hơn 3 thập niên. Cũng theo lời các thành phần chỉ trích thì dự án này được tiến hành chỉ vì Ấn Độ muốn cho thế giới thấy rằng quốc gia này có khả năng thực hiện những dự án nghiên cứu không gian phức tạp không thua gì các nước đã phát triển trên thế giới.

Ông Anand Parthasarthy là một nhà khoa học từng làm việc nhiều năm cho một chương trình phi đạn của Ấn Độ và hiện nay là chủ biên tham vấn cho một tờ báo của Ấn. Ông nói rằng cho đến nay chương trình không gian dân dụng của Ấn Độ đã đáp ứng các mục tiêu thực tế, như cung cấp những đường dây viễn thông thiết yếu, nhưng dự án mặt trăng thì lại chỉ có mục đích thỏa mãn tự ái dân tộc mà thôi:

Chúng ta không nên lãng phí các nguồn tài nguyên quí giá trừ phi có những mục tiêu khoa học cần thiết cho quyền lợi quốc gia. Chỉ để nói được rằng chúng ta là nước thứ năm hoặc thứ sáu, có thể đưa một phi thuyền vào quỹ đạo của mặt trăng, hoặc ngay cả đưa người lên mặt trăng, thì không phải là một cái cớ chính đáng cho mấy.

Tuy nhiên các nhà khoa học khác đã không đồng ý với lập luận đó, và nói rằng ích lợi của những cuộc khảo cứu khoa học không phải lúc nào cũng thấy được ngay.

Ông Krishnamurthy nói rằng dự án phóng phi thuyền lên mặt trăng sẽ giúp Ấn Độ phát triển những kỹ thuật mới có thể có nhiều ứng dụng . . Ông giải thích:

Đây là một sứ mạng rất quan trọng cho chúng tôi. Sứ mạng này có nhiều thử thách, như phóng phi thuyền lên tận mặt trăng, đưa nó vào quỹ đạo mặt trăng. Nó cũng đặt ra nhiều thách thức về mặt kỹ thuật. Trong tiến trình đó chúng tôi sẽ học hỏi được nhiều về mặt kỹ thuật.

Tổ chức Không Gian Ấn Độ đã gọi phi vụ lên mặt trăng là phi vụ mở đường cho những chuyến bay thám hiểm hành tinh đầy tham vọng khác.

Theo các nhà phân tích thì Ấn Độ cũng quan tâm đến việc theo kịp đà tiến về mặt kỹ thuật với Trung Quốc, và các khoa học gia của Ấn cũng theo dõi thật sát kết quả của vụ đưa người lên không gian lần đầu tiên của Trung Quốc mới đây.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG