Đường dẫn truy cập

Ấn Ðộ tranh luận về việc cấm các tài liệu khiêu dâm


Các vụ tội phạm bạo lực nhắm vào phụ nữ và trẻ em châm ngòi cho các vụ biểu tình ngoài đường phố.
Các vụ tội phạm bạo lực nhắm vào phụ nữ và trẻ em châm ngòi cho các vụ biểu tình ngoài đường phố.
Ấn Ðộ đang tranh luận việc nghiêm cấm các tài liệu khiêu dâm, vào lúc nước này phải đối phó với con số ngày càng nhiều các vụ bạo lực tính dục. Lệnh cấm dâm thư đã được yêu cầu trong một thỉnh nguyện thư tại Tối cao pháp viện, nhưng đang được sự hậu thuẫn của các nhà tranh đấu cho phụ nữ. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha gửi về bài tường thuật sau đây.

Luật sư Kamlesh Vaswani, làm việc tại thành phố Indore miền trung Ấn Ðộ, muốn biến việc xem các tài liệu khiêu dâm thành một tội vi phạm không được tại ngoại hầu tra bởi vì ông cảm thấy có sự liên hệ trực tiếp giữa những cuộc tấn công tính dục và việc xem các video gợi dục.

Luật sư Vaswani nói: “Các video này làm hư hỏng con người. Chúng làm đầu óc hư hỏng. Trẻ em Ấn Ðộ đang tiếp cận ngày càng nhiều hơn với các hình ảnh video tàn bạo và khiêu dâm.”

Ðể hỗ trợ cho lập luận của ông, luật sư Vaswani nêu ra các bản tin nói rằng nghi can bị bắt vì vụ cưỡng hiếp mới đây mà nạn nhân là một bé gái 5 tuổi ở New Delhi đã khai với cảnh sát rằng hắn ta xem các đoạn băng video gợi dục trên một máy điện thoại di động trước khi phạm tội ác.

Trong một thỉnh nguyện thư gửi cho Tối cao Pháp viện, vị luật sư này nêu ra những mối quan ngại rằng các luật lệ hiện hành không bảo vệ đầy đủ cho xã hội trước nạn dâm thư. Phổ biến tài liệu dâm dục là bất hợp pháp ở Ấn Ðộ. Nhưng xem các tài liệu ấy lại không phải là bất hợp pháp. Tòa án tối cao tuần trước đã yêu cầu 3 bộ của chính phủ đáp lại đề nghị trước ngày thứ hai tới.

Thỉnh nguyện thư được đưa ra vào lúc tin tức về những vụ tội phạm bạo lực nhắm vào phụ nữ và trẻ em đang được đưa lên hàng đầu tin tức và châm ngòi cho các vụ biểu tình ngoài đường phố. Các luật lệ đã được siết chặt kể từ khi xảy ra vụ băng đảng cưỡng hiếp một phụ nữ 23 tuổi ở New Delhi cách đây 5 tháng. Nhưng các số liệu của cảnh sát cho thấy con số các vụ cưỡng hiếp đã gia tăng ở thành phố này.

Một quán cà phê internet ở Ấn Ðộ. Chưa đầy 10% dân chúng Ấn Ðộ có máy điện toán ở nhà nối kết với mạng Internet.
Một quán cà phê internet ở Ấn Ðộ. Chưa đầy 10% dân chúng Ấn Ðộ có máy điện toán ở nhà nối kết với mạng Internet.
Ðiều gây lo ngại cho nhiều nhà hoạt động là con số ngày càng nhiều trẻ em bị nhắm làm mục tiêu. Một số quy trách xu hướng này cho việc gia tăng tiếp cận các tài liệu dâm dục trên mạng.

Mặc dù chưa đầy 10% dân chúng Ấn Ðộ có máy điện toán ở nhà nối kết với mạng Internet, việc sở hữu điện thoại thông minh di động đã gia tăng đáng kể, giúp tiếp cận dễ dàng với các băng video trên mạng. Trong thập niên vừa qua, tỷ lệ truy cập Google để tìm các tài liệu khiêu dâm đã tăng gấp 5 lần.

Các nhà hoạt động phụ nữ hàng đầu trong nước nay ủng hộ việc ngăn chặn các địa chỉ dâm thư trên mạng. Họ nói rằng tại quốc gia bảo thủ về văn hóa này, nơi chủ đề tính dục vẫn còn là điều cấm kỵ, dâm thư đang hình thành một cách tiêu cực lề lối giới trẻ suy nghĩ về tính dục.

Bà Ranjana Kumara đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Xã hội ở New Delhi nói rằng có rất nhiều sự phân biệt trong cách thức nuôi dậy thanh niên và thiếu nữ. Có rất nhiều vấn đề ở Ấn Ðộ. Sự kiện này tạo ra mọi hình thức bất thường khi bàn về việc tìm hiểu tính dục. Nó luôn cho thấy rằng nam giới có thể chiếm dụng thân thể của người phụ nữ và muốn làm gì thì làm. Ðiều rất quan trọng đối với Ấn Ðộ là xét lại sự kiện này và làm thế nào để kiểm soát tối đa việc ấy.

Thứ trưởng Thông tin Kỹ thuật Milind Deora nói giới hữu trách dự tính tham khảo ý kiến các chuyên gia về việc liệu dâm thư có kích động bạo lực tính dục hay không.

Ngay cả nếu như các trang web dâm dục bị ngăn chặn, những người sử dụng Internet vẫn có thể tìm ra cách tiếp cận với tài liệu khiêu dâm.

Vệc sở hữu điện thoại di động thông minh gia tăng đáng kể ở Ấn Ðộ.
Vệc sở hữu điện thoại di động thông minh gia tăng đáng kể ở Ấn Ðộ.
Ông Sunil Abraham thuộc Trung tâm Xã hội và Internet nêu ra những thí dụ về các nước đã áp đặt các lệnh cấm tương tự. Ông nói:

Ông Abraham nói: “Ngay cả ở Trung Quốc, dâm thư vẫn có thể tiếp cận đưọc và ở Pakistan cũng thế. Ð1o là bởi vì có động lực mạnh của con ngưòi muốn tiếp cận nội dụng trên mạng, như rượu chẳng hạn, việc cấm đoán đã trở thành một sách lược thất bại. Việc này rất giống với việc cấm vị thành niên uống rượu và tốt nhất là được thi hành trong gia đình.”

Vào lúc giới hữu trách tranh luận trong những tuần lễ sắp tới về việc liệu có hạn chế tài liệu dâm dục trên mạng hay không, kết quả có thể tác động mạnh đến việc định ra các tiêu chuẩn trên mạng đối với một trong các khối công dân mạng đang tăng nhanh nhất trên thế giới này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG