Đường dẫn truy cập

Ấn-Nhật đưa ra dự án kết nối Á-Phi để kiềm chế Trung Quốc?


Dự án "Vành đai-Con đường" của Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động
Dự án "Vành đai-Con đường" của Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động

Dự án “Hành lang tăng trưởng Á-Phi” (AAGC) mà Ấn Độ và Nhật Bản thúc đẩy là nhằm mục đích đối trọng với ý tưởng “Một Vành đai, Một Con đường”(OBOR) của Trung Quốc, và do đó Bắc Kinh không nên xem nhẹ mà phải nghiên cứu kỹ lưỡng, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc nhận định trong một bài xã luận hôm 28/8.

Tờ báo này cho biết hồi tháng 11 năm 2016, khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản cam kết sẽ mạnh mẽ thúc đẩy AAGC. Dự án này là một nỗ lực nhằm tạo ra một hành lang trên biển để kết nối các nước châu Á-Thái Bình Dương với các nước châu Phi bằng một loạt dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi và đông nam Á.

Trong khuôn khổ “Hành lang tăng trưởng Á-Phi”, Nhật Bản sẽ cùng với Ấn Độ tham gia dự án mở rộng cảng Chabahar của Iran cũng như kế hoạch phát triển khu kinh tế đặc biệt liền kề. Còn ở phía đông Sri Lanka, hai nước sẽ phối hợp với nhau trong dự án mở rộng cảng Trincomalee vốn có tầm quan trọng về chiến lược. Nhật-Ấn cũng sẽ cùng nhau xây dựng cảng nước sâu Dawei ở biên giới Thái Lan-Myanmar.

Tờ Hoàn cầu Thời báo cho rằng cả Tokyo và New Delhi đều có lợi ích trong việc kiềm chế Trung Quốc. “Từ góc độ địa chính trị, kinh tế và an ninh, Nhật Bản và Ấn Độ chắc chắn sẽ hợp tác để thúc đẩy kế hoạch AAGC.”

Tờ báo của Trung Quốc nhận định rằng cho đến nay, ảnh hưởng của Ấn Độ ở châu Phi không thể sánh bằng Trung Quốc, nhưng nước này đã qua mặt Nhật Bản và Hoa Kỳ để trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi.

Không lâu sau khi Trung Quốc tung ra ý tưởng “Một Vành đai, Một Con đường” thì Nhật cũng giới thiệu kế hoạch “Hành lang tăng trưởng Á-Phi” (AAGC) để đầu tư khoảng 110 tỷ đô la Mỹ cho các dự án cơ sở hạ tầng. Dự án AAGC vẫn đang trong giai đoạn khởi động. Nhật và Ấn đã có các cuộc gặp riêng rẽ với các quốc gia thành viên của Ngân hàng Phát triển châu Phi tại một hội nghị của ngân hàng này để thảo luận kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng năng lực cho khu vực, tờ báo này cho biết.

Ấn Độ nghi ngờ động cơ phía sau “Một Vành đai, Một Con đường (OBOR), và cho rằng dự án này là nhằm đẩy mạnh chính sách bá quyền của Trung Quốc và do đó, đã từ chối tham gia.

Trong một bài bình luận hôm 18/8, báo Bangalore Deccan Herald Online nhận định rằng với OBOR thì “Trung Quốc đã áp dụng thành thục chiến lược của Tôn Tử là dùng ngoại giao và sức ép quân sự - tức là cả biện pháp cứng và mềm – để thúc đẩy lợi ích toàn cầu.”

Tờ báo này dẫn lời ông Brahma Chellaney, một nhà phân tích chiến lược, nhận định về lý do Ấn Độ không ủng hộ OBOR:

“Tại sao à? Ấn Độ xem đây là một dự án mờ ám theo kiểu tân thực dân để buộc chặt các nước nhỏ thiếu thốn tài chánh trong các bẫy nợ. Đối với Trung Quốc, việc Ấn Độ rơi vào quỹ đạo của Hoa Kỳ là điều mà họ thấy ‘không thoải mái’ vì cho rằng điều đó gây hại cho tham vọng thiết lập một trật tự châu Á mới, lấy Trung Quốc làm trung tâm”.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG