Đường dẫn truy cập

Họp cấp bộ trưởng APEC thảo luận vấn đề mậu dịch


Ngoại trưởng Nhật Maehara nói châu Á-Thái Bình Dương đang đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế thế giới, ông muốn làm việc với các đại biểu để xây dựng một nền kinh tế tự do, và mậu dịch cởi mở hơn
Ngoại trưởng Nhật Maehara nói châu Á-Thái Bình Dương đang đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế thế giới, ông muốn làm việc với các đại biểu để xây dựng một nền kinh tế tự do, và mậu dịch cởi mở hơn

Một thỏa thuận tự do mậu dịch đa phương và tình trạng mất thăng bằng kinh tế toàn cầu là hai đề tài đứng đầu nghị trình thảo luận, khi lãnh đạo các nước gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh APEC- Khối Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, diễn ra trong tuần này. Bộ trưởng các nước APEC đã khởi sự làm việc để chuẩn bị nền móng cho các cuộc thảo luận đó.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Seiji Maehara hôm thứ Tư đã lên tiếng hối thúc các Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Ngoại giao các nước tụ họp tại Yokohama, rằng họ nên chú trọng đến việc tự do hóa mậu dịch.

Ngoại trưởng Maehara nói điều quan trọng trong nền ngoại giao kinh tế là khuyến khích tự do mậu dịch.

Ông Maehara nói trong bối cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế thế giới, ông muốn làm việc với các đại biểu để xây dựng một nền kinh tế tự do hơn, và một khuôn khổ mậu dịch cởi mở hơn.

Nhật Bản là nước chủ trì hội nghị thượng đỉnh APEC năm nay và ngày càng có nhiều áp lực đối với Tokyo, phải quyết tâm thực hiện một thỏa thuận tự do mậu dịch.

9 nước APEC, gồm Hoa Kỳ và Australia hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận mậu dịch thông qua tổ chức Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
Tổ chức này đề nghị hủy bỏ thuế quan đánh trên các loại hàng hóa của tất cả các quốc gia thành viên trong thời gian 10 năm.

Nhật Bản chưa bao giờ ký một hiệp ước mậu dịch đa phương. Tuy nhiên theo lời giáo sư quan hệ quốc tế Takashi Terada thuộc trường đại học Waseda tại Tokyo, thì Nhật Bản cần nhận vai trò lãnh đạo về vấn đề này. Ông nói:

“Một số quốc gia muốn đẩy mạnh tự do hóa nông nghiệp hơn nữa tại Nhật Bản. Nỗ lực thương thuyết sẽ khó khăn hơn. Tại Nhật Bản, đặc biệt lãnh vực nông nghiệp đang làm áp lực nặng nề với chính phủ, để Tokyo không tham gia vào việc này.”

Thủ tướng Naoto Kan đã thúc đẩy những cuộc thảo luận về mậu dịch. Tuy nhiên ông đang đối mặt với sự chống đối mạnh mẽ của nông dân. Thành phần này lo ngại thỏa thuận sẽ làm tăng cạnh tranh và đẩy giá cả xuống thấp.

Tuần này tại Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Kan vận động để được ủng hộ liên quan tới những cuộc thảo luận này.

Thủ tướng Kan nói Nhật Bản đã thụt lùi trong thập niên qua trong khi những nước khác đẩy mạnh tự do mậu dịch. Ông nói ông có cảm nghĩ là tự do mậu dịch, cùng với các nỗ lực trong nước để hồi sinh lãnh vực nông nghiệp rất là quan trọng.

Thủ tướng Kan cũng sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo khác về tình trạng bất cân bằng kinh tế toàn cầu, tiếp sau những cuộc thương thuyết tại hội nghị thượng đỉnh G 20 tại Seoul.

Hoa Kỳ muốn các quốc gia G 20 giảm bớt mức bất cân bằng mậu dịch xuống khoảng 4% tổng sản lượng quốc gia.

Các nhà lãnh đạo quốc gia của tất cả 21 nước thành viên APEC, kể cả Tổng Thống Barack Obama, sẽ họp tại Yokohama vào ngày thứ Bảy tới đây.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG