Đường dẫn truy cập

Facebook, Twitter giúp giảm nhẹ gánh nặng tâm lý của các thiên tai


Khách du lịch Nhật Bản xem xét hướng đi của bão Yasi tại một khách sạn ở Cairns, Australia, ngày 2/2/2011
Khách du lịch Nhật Bản xem xét hướng đi của bão Yasi tại một khách sạn ở Cairns, Australia, ngày 2/2/2011

Các nhà khảo cứu Úc nói rằng truyền thông xã hội có thể hạn chế thiệt hại về tâm lý trong thời gian xảy ra những thiên tai. Một toán công tác của trường Đại học Tây Sydney đã nghiên cứu việc sử dụng Facebook và Twitter trong thời gian xảy ra các vụ lụt lội gây chết người và cơ bão nhiệt đới Yasi hồi năm ngoái ở bang Queensland miền bắc, cũng như trong thời gian xảy ra vụ động đất ở New Zealand, và cơn sóng thần ở Nhật Bản. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Cuộc khảo cứu của trường đại học thăm dò hơn 1.100 người về việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trong thời gian xảy ra các thiên tai. Cuộc khảo cứu nhận thấy rằng mọi người dựa vào nhiều loại thông tin từ phía các trang web chính thức về dịch vụ khẩn cấp của chính phủ, cũng như các nguồn không chính thức khác.

Các tác giả của cuộc khảo cứu mới lập luận rằng truyền thông xã hội có thể giúp mọi người hành động như “những máy phóng thanh thông tin chính thức” và cũng giúp những người khác không cảm thấy cô đơn.

Các nhà khảo cứu nói Facebook và Twitter có thể hạn chế thiệt hại về tâm lý do những tin đồn và các bài tường thuật báo chí được phóng đại về những cơn bão và lụt lội, đồng thời còn giúp cho các cộng đồng chia sẻ những câu chuyện với một cử tọa sẵn sàng cảm thông.

Vào lúc cao điểm, trang Facebook có tên là Cập nhật Bão Yasi, được dựng lên như một cơn bão nhiệt đới cấp 5 đổ về hướng bờ biển Queensland vào tháng 2 năm 2011, đã có hơn 92.000 thành viên, hơn 3.500 người đóng góp lời bình và hơn 22 triệu người viếng.

Nhà khảo cứu về truyền thông xã hội Gwyneth Howell nói các tình nguyện viên thiết lập trang này vẫn còn đang trợ giúp những khu vực bị tác động của thiên tai tại những nơi khác ở Australia.

Ông Howell nói: “Những người chủ yếu tuyệt với đã khởi đầu trang Yasi ở đó và nhóm cốt lõi này tiếp tục làm việc gần như một toán quản lý tất cả đều trên cơ sở thiện nguyện nhưng dựa vào kiến thức của những người thuộc các lãnh vực khác nhau, để vào lúc các thiên tai khác diễn biến, họ có thể nói rằng, đây là những gì đã có tác dụng đối với chúng tôi khi chúng tôi thực hiện trang Yasi. Nay chúng tôi sẽ đến địa điểm xảy ra lũ lụt ở New South Wales, hoặc chúng tôi sẽ thực hiện trang lụt Victoria. Họ thành lập các trang đó, cung cấp thông tin, họ biết những gì có tác dụng và những gì không có tác dụng với Yasi và nay họ chỉ làm tốt hơn và cải thiện khuôn thức - tất cả đều qua một cảm giác và một tinh thần cộng đồng, đó là điều tuyệt diệu.”

Toán công tác của trường Đại học Tây Sydney nói các trang web cứu trợ thiên tai của cộng đồng cần phải được quản lý một cách cẩn thận để bảo đảm những kẻ phá hoại trên mạng bị ngăn cấm mau chóng, cùng với những mục quảng cáo và lường gạt.

Tâm lý gia Mel Taylor nói hầu hết những người đăng tin nhắn và thông tin trong thời gian xảy ra thiên tai đều là những người thành thật.

Theo ông Taylor, vào lúc thiên tai sôi sục, có rất ít kẻ xấu muốn truy cập các trang đó và gây rối, vì thế tôi nghĩ là mọi người đều có ý đồ tốt. Nếu thông tin không chính xác, thì ít nhất đó cũng không phải do cố ý.

Cuộc khảo cứu được mệnh danh là “Khi xảy ra Khủng hoảng, ai xoay ra Facebook, đã được thực hiện để giúp giới hữu trách, kể cả các dịch vụ khẩn cấp, thấu hiểu vai trò và sức mạnh mà truyền thông xã hội có thể có trong thời gian xảy ra thiên tai.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG