Đường dẫn truy cập

Biểu tình phản đối dự luật ân xá tiếp diễn tại Bangkok


Hàng chục ngàn người biểu tình đã đi tuần hành khắp Bangkok từ cả tuần lễ nay, khi Hạ viện gấp rút thông qua một dự luật ân xá cho hàng ngàn người bị buộc các tội có liên quan đến bạo động chính trị từ năm 2004
Hàng chục ngàn người biểu tình đã đi tuần hành khắp Bangkok từ cả tuần lễ nay, khi Hạ viện gấp rút thông qua một dự luật ân xá cho hàng ngàn người bị buộc các tội có liên quan đến bạo động chính trị từ năm 2004
Thượng viện Thái Lan đã hoãn đến thứ hai một cuộc tranh luận về một dự luật ân xá gây nhiều tranh cãi đã thu hút hàng ngàn người xuống đường trong mấy ngày qua.

Hàng chục ngàn người biểu tình đã đi tuần hành khắp Bangkok từ cả tuần lễ nay, khi Hạ viện gấp rút thông qua một dự luật ân xá cho hàng ngàn người bị buộc các tội có liên quan đến bạo động chính trị từ năm 2004.

Tính đến thứ sáu, sau phản ứng ồ ạt của phe đối lập từ nhiều lĩnh vực của xã hội Thái, đảng đương quyền đang kêu gọi chấm dứt biểu tình vì dự luật này chắc sẽ thất bại.

Ông Panitan Wattanayagorn, một nhà khoa học chính trị và cựu phát ngôn viên chính phủ, nói tầm vóc của các cuộc biểu tình đã khiến chính phủ bất ngờ.

Ông nói: “Phong trào chống dự thảo luật ân xá đã mạnh hơn chính phủ dự kiến và nhất là tiếng nói thống nhất chống lại dự luật ở khắp các tỉnh thành và trong mọi tầng lớp xã hội, đã tạo ra thách thức lớn nhất từ trước đến nay cho chính quyền của bà Yingluck kể từ khi bà đắc cử.”

Chính phủ nói dự luật là một bước chủ chốt trong việc hòa giải dân tộc. Nhưng dự luật cũng bao gồm việc ân xá các nhà lãnh đạo chính trị; đặc biệt là người anh của thủ tướng Yingluck, nhà cựu lãnh đạo Thaksin Shinawat, đã bỏ trốn khỏi Thái Lan để tránh án tù hai năm về tội tham nhũng.

Những người biểu tình chống chính phủ trong cuộc xuống đường phản đối dự luật ân xá tại tượng đài dân chủ ở Bangkok, Thái Lan
Những người biểu tình chống chính phủ trong cuộc xuống đường phản đối dự luật ân xá tại tượng đài dân chủ ở Bangkok, Thái Lan
​Người biểu tình ở Bangkok đã đến từ khắp các tầng lớp xã hội Thái và thậm chí có cả các ủng hộ viên quần chúng của ông Thaksin, được gọi là phe Áo Ðỏ. Một thủ lãnh Áo Ðỏ là Sombat Boon Ngamanong, nói rằng nhiều ủng hộ viên căm hận đảng Pheu Thai cầm quyền.

Ông Sombat nói đảng Pheu Thai đã “mất mặt” và mất tín nhiệm đối với các ủng hộ viên vì dự luật, khiến nhiều người trong phe Áo Đỏ thắc mắc về sự ủng hộ thêm dành cho đảng Pheu Thai trong các cuộc tổng tuyển cử sắp tới, dự trù trước năm 2015.

Ông Pasuk Phongpaichit, một kinh tế gia chính trị tại trường Ðại học Chulalongkorn, nói rằng các cuộc biểu tình mới nhất đánh dấu một sự trưởng thành của nền dân chủ Thái, với các nhóm riêng rẽ đoàn kết quanh một lý tưởng chung.

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra
Ông Pasuk nói: “Ðây là điều rất tích cực. Rất nhiều điểm tích cực sẽ nảy sinh từ việc này. Hiện đã có giới trung lưu ở Bangkok xuất đầu lộ diện nói ra điều đó và sự kiện một số người Áo Ðỏ phản đối bộ luật ân xá tệ hại này cho thấy họ có thể tự mình suy luận và họ không bị cầm đầu bởi ông Thaksin và đảng Pheu Thai.”

Với quá nhiều nhóm xuống đường ở Thái Lan, chuyên gia phân tích Panitan Wattanayagorn nói một số có thể vận dụng sự chống đối dự luật ân xá như một chất xúc tác để thách thức đảng đương quyền ngay cả sau khi dự luật được rút lại.

Ông Panitan giải thích: “Dường như việc đưa ra dự thảo luật và các bản dự thảo có liên quan ở quốc hội có thể không làm hài lòng nhiều nhóm này mặc dù một số nhóm rất chắc chắn rằng họ chỉ chống dự luật không thôi - chứ không phải chống chính quyền.”

Các cuộc biểu tình do đảng Dân chủ cầm đầu đã định kỳ hạn là chiều tối thứ hai để dự luật bị bãi bỏ. Dự trù cho đến khi đó sẽ có thêm các cuộc biểu tình nữa.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG