Đường dẫn truy cập

Triển vọng của các tổ chức cứu trợ ở Miến Điện


Các tổ chức cứu trợ nhân đạo vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khu vực cần đến sự cứu trợ nhiều nhất ở Miến Ðiện.
Các tổ chức cứu trợ nhân đạo vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khu vực cần đến sự cứu trợ nhiều nhất ở Miến Ðiện.

Mặc dầu Miến Điện đã mở cửa hệ thống chính trị, điều đình các cuộc ngưng bắn với các nhóm dân quân sắc tộc và nới lỏng các hạn chế đối với giới truyền thông, nhân viên cứu trợ nói công tác của họ vẫn chưa dễ dàng hơn.

Nhân viên y tế tại Miến Điện cảnh báo về sự lây lan của một hình thức bệnh sốt rét kháng thuốc được phát hiện cách đây nhiều năm ở Kampuchea.

Ông Frank Smithuis, sáng lập viên của Hành động Y tế Myanmar, một tổ chức y tế giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh sốt rét kháng thuốc artemisenin, nói rằng vấn đề này là một mối quan ngại nghiêm trọng về sức khỏe của công chúng nêu bật sự cần thiết phải có biện pháp đáp ứng mau chóng.

Nhưng ông nói rằng bất kể những sự mở cửa chính trị mới đây, các tổ chức cứu trợ nhân đạo vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khu vực cần đến sự cứu trợ nhiều nhất, nhất là nhưng nơi bị tàn phá vì hàng chục năm xung đột sắc tộc dọc theo vùng biên giới phía đông Miến Điện.

Ông Frank Smithuis noí: “Hiện đang có các cơ hội rất tốt bởi vì các thỏa thuận ngưng bắn với người Karen và người Mon. Những khu vực rộng lớn hơn nay được mở ra để tiếp cận với hoạt động chung nhằm ngăn chặn sự lây lan của chứng bệnh kháng artemisenin này. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa xảy ra và chúng tôi dứt khoát cần phải có sự cởi mở hơn và thêm các hoạt động và tiền cấp viện quốc tế. Và điều đó rất, rất quan trọng.”

Một số tổ chức ở Miến Điện, kể cả những tổ chức chính trị lưu vong từng bị cấm hoạt động, đang gặp dễ dàng hơn để hoạt động trong nước.

Viện Phát triển Vahu, một tổ chức chuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu chính trị và kinh tế đang cứu xét việc thành lập một văn phòng bên trong Miến Điện.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Vahu hiện đang làm công tác tham vấn cho cố vấn kinh tế của tổng thống Miến Điện.

Ông Aung Thu Nyein, một chuyên gia phân tích của Vahu, nói rằng một số khó khăn đối với những người tìm cách làm việc bên trong Miến Điện có liên quan với một hệ thống quan liêu phức tạp nhiều hơn là với sự thiếu thiện chí hợp tác với giới bất đồng chính kiến hay người ngoài.

Ông Aung Thu Nyein nói: “Vấn đề là sự phân chia lao động bên trong chính phủ trung ương và các chính quyền bang và khu vực. Không ai chắc chắn họ phụ thuộc vào quyền lực nào hay họ có thể có các quyền hạn như thế nào. Đồng thời, thực rất khó cho các nhân viên nhân đạo tìm được ra con đường đúng để lấy được phép của các cơ quan có quyền hạn.”

Trước đây, nhiều tổ chức phi chính phủ chỉ làm việc mà không được cấp phép chính thức và các giới chức chính phủ cấp thấp phần lớn làm lơ trước các tổ chức không làm theo đúng thủ tục.

Mãi cho đến năm 2009, chỉ có 3 trong số hơn 100 tổ chức cứu trợ phi chính phủ quốc tế bên trong Miến Điện có đăng ký đúng cách. Nhiều tổ chức xin được biên bản ghi nhớ cho phép họ hoạt động mà không có giấy đăng ký chính thức.

Những người đứng đầu các tổ chức cứu trợ nói rằng, tiếp theo các thay đổi chính trị trong mấy năm vừa qua, giới quan liêu cấp thấp nay dường như đã theo các thủ tục gắt gao hơn trước vì quyền hạn và trách nhiệm của họ nay chưa rõ.

Ông Kelland Stevenson thuộc tổ chức Save the Children, một tổ chức cứu trợ thực hiện các cộng tác thuần túy phi chính trị, chủ yếu liên quan đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Miến Điện, đồng ý rằng các trở ngại mà nhân viên hoạt động nhân đạo nay đang vấp phải phần lớn là về thủ tục quan liêu và các nhân viên cấp bộ và chính phủ nói chung đang hợp tác nhiều hơn.

Ông Kelland Stevenson nói: “Không nên coi đó là một cuộc thảo luận chính trị. Vẫn còn một chút tính chỉ huy và kiểm soát từ phía chính phủ, và sẽ không có sự cởi mở trong ngày một ngày hai được. Cuộc thảo luận về việc tiếp cận với các khu vực mới đang được tiến hành. Phải nhớ rằng những thay đổi này đã đáng kể một cách khác thường trong một khoảng thời gian ngắn như thế. Ý tôi muốn nói là chỉ trong một năm thôi. Mọi người khó mà bắt kịp. Bởi lẽ mọi thứ đang thay đổi quá nhanh.”

Bất kể những thay đổi nhanh chóng ấy, các tổ chức cảnh báo rằng một số vấn đề, như bệnh sốt rét kháng thuốc, cần phải được sự chú ý cấp thời và trừ phi chính phủ có biện pháp nhanh chóng hơn, nó có thể gây trầm trọng hơn cho một vụ khủng hoảng y tế sắp xảy ra.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG