Đường dẫn truy cập

Các chuyên gia kêu gọi giảm sự thống trị của công an trong hệ thống luật pháp TQ


Cảnh sát kéo cờ trước Tòa án Nhân dân Phúc thẩm Tế Nam.
Cảnh sát kéo cờ trước Tòa án Nhân dân Phúc thẩm Tế Nam.

Hu Wei

Một cuộc họp hàng năm của các giới chức cao cấp vào tháng tới ở Bắc Kinh sẽ xem xét kỹ lưỡng hệ thống luật pháp của Trung Quốc, tính công bằng và các quy định định pháp luật được áp dụng như thế nào. Một số chuyên gia pháp lý hy vọng dọn đường cho việc cải cách tư pháp thực sự bằng cách giảm bớt vai trò chủ đạo của công an trong hệ thống luật pháp hiện nay của Trung Quốc.

Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc gần đây loan báo “quản trị đất nước theo pháp luật” sẽ là vấn đề trung tâm của cuộc thảo luận trong phiên họp toàn thể của ủy ban trung ương lần thứ 18 vào tháng tới. Vì đây là phiên họp toàn thể lần đầu tiên đưa ra vấn đề như trên nên nó lập tức thu hút sự chú ý của dư luận.

Giáo sư Hong Daode của trường đại học Khoa học chính trị và Luật Trung Quốc hy vọng nhu cầu độc lập lập tư pháp sẽ là một trọng tâm của cuộc họp. Ông nói:

“Nếu các quyền tư pháp của tòa án và thẩm quyền của các công tố viên được tang cường, thì có thể giảm sự thống trị của các cuộc điều tra của công an”.

Ông Stanley Lubman, một giáo sư về hưu của trường đại học California, lưu ý rằng các thẩm phán, các công tố viên và công an ở Trung Quốc tất cả đều là một phần của cùng một hệ thống chính trị.

“Trong một cuốn sách có thẩm quyền được xuất bản gần đây về quá trình tố tụng hình sự của Trung Quốc, một thẩm phán được phỏng vấn ở Trung Quốc nói rằng công an, công tố viên và tòa án, ‘chúng tôi là một gia đình.’.Đây là minh họa ngắn gọn về mối quan hệ giữa ba định chế này.”

Ông He Weifang của Trường Luật đại học Bắc Kinh cho biết một câu nói phổ biến của các quan sát viên pháp lý là “Công an nấu thức ăn, công tố viên phục vụ thức ăn và tòa án ăn thức ăn”. Bất cứ điều gì mà điều tra viên cảnh sát đưa ra, thẩm phán và công tố viên sẽ chấp nhận nó.”

Cảnh sát nói chuyện với một người đàn ông bị tạm giữ tại một chốt an ninh ở Thiên An Môn, 4/6/2014.
Cảnh sát nói chuyện với một người đàn ông bị tạm giữ tại một chốt an ninh ở Thiên An Môn, 4/6/2014.

Ông cho biết vai trò chủ đạo của Bộ Công An trong hệ thống pháp luật Trung Quốc là điều hiển nhiên trong các vụ án hình sự.

“Trước phiên xử, không có cách nào để chỉnh những gì mà công an đã làm, chẳng hạn thu thập chứng cứ bằng những biện pháp bất hợp pháp như tra tấn và những hành vi khác vượt ra ngoài vòng pháp luật. Công an rất ít khi xuất hiện ở tòa. Quyền lực ngoài vòng pháp luật của họ được thể hiện bằng cả mớ những thủ tục bất hợp pháp trong quá trình xét xử mà hệ thống tư pháp không thể chỉnh sửa.”

Các nhà hoạt động nhân quyền thường chỉ trích công an Trung Quốc về việc vượt thẩm quyền khi những người bất đồng chính quyền “biến mất,” khi việc giam giữ mà không qua xét xử được sử dụng đối với gái mại dâm và người nghiện ma túy hoặc khi “ngục tối” được sử dụng để chặn những người dân oan khiếu kiện đòi bồi thường chống lại các cơ quan nhà nước.

Với việc Trung tâm chính trị và Uỷ ban Luật pháp giám sát tất cả việc thực thi luật pháp và lập chính sách ở Trung Quốc, các nhà hoạt động nói sự độc lập tư pháp thực sự gần như là không thể. Do đó trừ phi là có một nền tư pháp độc lập, nếu không bất cứ nỗ lực thực sự nào để cải cách hệ thống tư pháp có phần chắc sẽ chẳng đạt được gì.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG