Đường dẫn truy cập

Các đảo quốc Thái Bình Dương nhắm mục tiêu tự túc về năng lượng


Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời. Các đảo quốc Samoa và Tuvalu đang nhắm mục tiêu có được toàn bộ điện năng từ các nguồn có thể tái tạo trước năm 2020
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời. Các đảo quốc Samoa và Tuvalu đang nhắm mục tiêu có được toàn bộ điện năng từ các nguồn có thể tái tạo trước năm 2020

Công dân của đảo san hô Tokelau ở Nam Thái Bình Dương sẽ trở thành những người đầu tiên trong khu vực này lệ thuộc hoàn toàn vào năng lượng có thể tái tạo. Các giới chức nói rằng một hệ thống lai tạo năng lượng mặt trời và dầu cô sẽ cung cấp đủ năng lượng cho mọi cư dân của Tokelaua vào cuối năm nay. Cam kết được đưa ra sau khi 20 đảo quốc nhỏ loan báo các kế hoạch mới nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch tại một hội nghị do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Barbados.

Các giới chức của Tokelau nói đảo san hô này sẽ ngưng sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu và sẽ tự túc về năng lượng vào cuối năm nay.

Theo ước tính dầu nhập khẩu chiếm tới 30% thu nhập quốc dân ở một số nơi cô lập trong Thái Bình Dương.

Việc sử dụng nhiên liệu hóa sinh và các tấm thu năng lượng mặt trời sẽ tiết kiệm được cho Tokelau khoảng 1 triệu đôla mỗi năm, và sẽ cung cấp nhiều điện năng hơn so với nhu cầu hiện tại của dân chúng.

Bà Nileema Noble thuộc Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc nói rằng Tokelau đang đưa ra một khẳng định mạnh dạn về tính bền vững.

Bà Noble nói quốc gia nhỏ bé với dân số 1.400 người này đang nói với thế giới rằng phải tiếp tục cố gắng. Lánh xa khỏi khái niệm rằng các đảo quốc nhỏ bé là yếu kém và khẳng định rằng “chúng ta có thể tự túc, có thể hành động và lẽ đương nhiên là đã vượt qua các trở ngại to lớn về khoảng cách và sự cô lập để đạt được thành tích này.

Lãnh địa nhỏ xíu do New Zealand quản lý này nằm trong số nhiều đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương bị đe dọa bởi các mực nước biển đang dâng cao và muốn trở thành trung tính về carbon.

Các đảo quốc Samoa và Tuvalu đang nhắm mục tiêu có được toàn bộ điện năng từ các nguồn có thể tái tạo trước năm 2020. Quần đảo Cook dự tính bắt đầu chuyển qua các tấm thu năng lượng mặt trời và turbin dùng sức gió, trong khi hầu hết nhà cửa ở bán đảo Nam Thái Bình Dương sẽ bắt đầu dùng các máy làm nước nóng bằng năng lượng mặt trời. Các thay đổi này một phần được tài trợ bởi các khoảng trợ cấp của Nhật Bản và New Zealand.

Chính phủ Đông Timor đã hứa sẽ không có một hộ gia đình nào ở thủ đô Dili sẽ dùng củi để nấu nướng vào năm 2015 và cho biết 50% điện năng trong nước sẽ phát xuất từ các nguồn có thể tái tạo trước cuối thập niên này.

Cuộc vận động hướng tới tự túc năng lượng là trọng điểm của một diễn đàn về năng lượng do Liên Hiệp Quốc bảo trợ tổ chức tại Barbados. Diễn đàn đã quy tụ hơn 100 nguyên thủ quốc gia, các vị bộ trưởng và những người đi vận động của hơn 39 quốc gia khắp vùng Caribê và Châu Phi, cũng như Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 20 đảo quốc nhỏ đã ký một thông cáo kêu gọi tiếp cận các nguồn năng lượng rẻ tiền và có thể tái tạo để bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bản tuyên ngôn đã được phê chuẩn trước Hội nghị về Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc tổ chức vào tháng tới ở Brazil.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG