Đường dẫn truy cập

Chủ tịch ASEAN Indonesia sẽ tăng cường hội đàm về bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông


Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi và các bộ trưởng ngoại giao của các nước Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuẩn bị chụp ảnh tập thể trong hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 32, Jakarta, Indonesia, ngày 3 tháng 2 năm 2023.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi và các bộ trưởng ngoại giao của các nước Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuẩn bị chụp ảnh tập thể trong hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 32, Jakarta, Indonesia, ngày 3 tháng 2 năm 2023.

Indonesia dự định tăng cường các cuộc hội đàm với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác để hoàn tất bộ quy tắc ứng xử (COC) cho vùng Biển Đông có tranh chấp, bộ trưởng ngoại giao nước này cho biết ngày thứ Bảy, trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở tuyến đường thủy chiến lược.

Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi phát biểu tại Jakarta khi kết thúc hội nghị giữa các bộ trưởng ngoại giao của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khối của khu vực gồm 10 thành viên do Indonesia làm chủ tịch trong năm nay.

“Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là trọng tâm của cuộc thảo luận,” bà nói. “Chúng tôi cũng đã thảo luận về COC, cam kết của các thành viên để kết thúc đàm phán COC sớm nhất có thể là rõ ràng.”

Các cuộc đàm phán về COC - một khuôn khổ được đề xuất để giúp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông - đã bị đình trệ trong mấy năm qua khi một số quốc gia thành viên ưu tiên quan hệ song phương với Trung Quốc hơn là đạt được sự đồng thuận trong khu vực.

Indonesia đang chuẩn bị tổ chức vòng đàm phán về COC trong năm nay, vòng đầu tiên diễn ra vào tháng 3, bà bộ trưởng ngoại giao nói.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông dựa trên “đường chín đoạn” hình chữ U, một ranh giới mà Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague vào năm 2016 phán quyết là không có cơ sở pháp lý.

Đầu tuần này, Philippines cho phép Mỹ tiếp cận nhiều hơn các căn cứ quân sự của nước này, một phần là do các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Bắc Kinh trong vùng biển giàu tài nguyên.

Các thành viên ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc trên tuyến đường thủy chiến lược này.

Indonesia không phải là một bên đòi chủ quyền chính thức nhưng đã đối mặt với sự kháng cự từ Trung Quốc về hoạt động thăm dò trữ lượng dầu khí ở Biển Bắc Natuna. Tháng trước, nước này điều một tàu chiến đến khu vực này để theo dõi một tàu hải cảnh của Trung Quốc.

“Các phương sách mới” sẽ được tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác Trung Quốc tìm hiểu để đạt được tiến bộ về COC, Sidharto R. Suryodipuro, giám đốc hợp tác ASEAN tại bộ ngoại giao Indonesia, cho biết bên lề sự kiện này.

“Điều quan trọng là tất cả đều nhất trí rằng đây phải là một quan điểm có thể thi hành được và phù hợp với luật pháp quốc tế,” ông nói.

Trong một diễn biến khác, các thành viên ASEAN kết thúc hội nghị mà chỉ nhắc lại sự ủng hộ đối với kế hoạch hòa bình năm điểm của khối đối với Myanmar, trong đó bao gồm việc chấm dứt xung đột ở nước đang chìm trong xung đột và bắt đầu đối thoại.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG