Đường dẫn truy cập

Chưa có triển vọng chấm dứt việc chính phủ Mỹ đóng cửa


Chủ tịch Hạ viện John Boehner và các thành viên đảng Cộng hòa yêu cầu Quốc hội và thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội thương thảo về cách mở cửa lại các cơ quan chính phủ, 4/10/13
Chủ tịch Hạ viện John Boehner và các thành viên đảng Cộng hòa yêu cầu Quốc hội và thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội thương thảo về cách mở cửa lại các cơ quan chính phủ, 4/10/13

Chính phủ đóng cửa ảnh hưởng ra sao đến các dịch vụ?

Chính phủ đóng cửa ảnh hưởng ra sao đến các dịch vụ?

  • Khoảng 800 ngàn công chức liên bang sẽ phải nghỉ việc không lương.
  • 1 triệu 400 ngàn nhân viên quân đội hiện dịch sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ, nhưng có thể phải lãnh lương trễ.
  • NASA sẽ cho nghỉ việc gần như toàn bộ nhân viên.
  • Các nhân viên kiểm soát không lưu và kiểm tra hành khách sẽ tiếp tục công tác.
  • Các toà án liên bang sẽ tiếp tục hoạt động.
  • Sẽ tiếp tục giao thư tín vì Sở Bưu chính Hoa Kỳ không được tài trợ bởi tiền thuế.
  • Phần lớn nhân viên của Bộ An ninh Nội địa sẽ tiếp tục làm việc.
  • Phần lớn các dịch vụ dành cho cựu chiến binh sẽ tiếp tục vì đã nhận tiền tài trợ từ trước.
  • Các Công viên quốc gia và các viện bảo tàng Smithsonian sẽ đóng cửa.
Chưa thấy có dấu hiệu nào kết thúc vụ bế tắc về tình trạng đóng cửa một phần chính phủ ở Hoa Kỳ.

Giới hạn trần nợ của Mỹ

Giới hạn trần nợ của Mỹ

- Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời.
- Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại.
- Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới.
- Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý
-Từ năm 1960, Quốc hội đã nâng giới hạn trần nợ 78 lần.

Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ
Các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ loan tin chủ tịch John Boehner, lãnh đạo Hạ viện do đảng Cộng Hoà kiểm soát, có thể cố gắng phác ra một con đường mới để chấm dứt việc đóng cửa đã kéo dài 5 ngày và tăng mức trần nợ của Hoa Kỳ. Hôm nay, thứ sáu, ông đã họp với các đồng sự Cộng Hòa.

Nhưng ông ra khỏi cuộc họp với một yêu cầu mới đòi Tòa Bạch Ốc và các đảng viên Dân chủ tại Quốc Hội phải thương nghị với phía đảng Cộng Hòa về những cải tổ bảo hiểm y tế mới có hiệu lực trong nước trước khi họ đồng ý chấm dứt việc đóng cửa.

Các cải tổ y tế là thành quả lập pháp đặc biệt của Tổng thống Barack Obama, và thường được gọi là Obamacare. Nhưng những thay đổi này vấp phải sự chống đối mãnh liệt của các đảng viên bảo thủ trong đảng Cộng Hòa.

Ông Boehner nói: “Dân chúng Mỹ không muốn chính phủ đóng cửa, và tôi cũng không muốn thế. Tất cả những gì chúng tôi yêu cầu là ngồi xuống và mở cuộc thảo luận để đem lại sự công bằng, mở cửa chính phủ trở lại, và đem lại sự công bằng cho người dân Mỹ trong chương trình Obamacare. Ðơn giản là như thế. Nhưng tất cả cần phải bắt đầu bằng một cuộc thảo luận đơn giản.”

Các đối thủ phía đảng Cộng hòa của ông Obama, một đảng viên Dân chủ trong năm thứ 5 ở cương vị lãnh đạo nước Mỹ, đã liên kết các nỗ lực của họ chống lại bộ luật về y tế với dự luật cấp ngân khoản cho phần lớn chính phủ hoạt động, dẫn tới vụ đóng cửa. Các cuộc thăm dò công luận cho thấy cử tri thường quy lỗi cho các đảng viên Cộng Hòa về vụ giằng co.

Cho đến giờ này, ông Obama và các nhà lập pháp Dân chủ đã bác bỏ các yêu cầu thương lượng những chính sách mới về các ưu tiên chuẩn chi và thuế khóa đã buộc 800 ngàn công chức nhà nước bị cho nghỉ việc không được lãnh lương và đình chỉ nhiều dịch vụ của chính phủ.

Ngoài vụ đóng cửa, Washington còn có thể hết tiền để chi trả các khoản nợ vào ngày 17 tháng 10, là lúc Hoa Kỳ đụng tới mức giới hạn cho vay nợ là 16,7 ngàn tỷ đôla hiện nay.

Hôm thứ năm, ông Obama đã trách ông Boehner là không cho phép Hạ viện biểu quyết về dự luật chấm dứt việc đóng cửa mà không gắn liền với các yêu sách khác của đảng Cộng Hoà.

Tổng thống Obama nói: “Sẽ không có việc thương nghị về vấn đề này. Người dân Mỹ không phải là những con cờ trong một trò chơi chính trị. Ta không đòi tiền chuộc để đổi lấy việc chính phủ tiếp tục hoạt động. Ta không đòi tiền chuộc để đối lấy việc nền kinh tế tiếp tục hoạt động. Ta không đòi tiền chuộc để làm công việc cơ bản nhất của chúng ta.”

Một chuyên gia phân tích, giáo sư môn kinh doanh Erik Gordon của trường Ðại học Michigan, nói với đài VOA ông nghĩ rằng chung cuộc cả ông Obama lẫn các đối thủ Cộng Hoà tại Quốc Hội sẽ phải thỏa hiệp về các mục tiêu chính sách để có thể chấm dứt vụ đóng cửa và gia tăng mức trần nợ quốc gia.

Giáo sư Gordon phân tích: “Tôi nghĩ vào phút chót sẽ phải có một hình thức thỏa hiệp nào đó bởi vì không có bên nào có thể chịu đựng việc để cho công chúng coi mình là cứng đầu. Do đó phía Cộng Hòa sẽ phải thoái lui và nói, OK, chúng tôi sẽ đồng ý bớt những khoản giảm thuế mà chúng tôi yêu cầu và tổng thống sẽ phải nói, tôi sẽ cắt giảm bớt nhiều khoản chi tiêu lớn so với những gì tôi đã tuyên bố, bởi vì không bên nào có thể gánh chịu việc bị gán cho trách nhiệm. Họ sẽ cùng hành đồng và tìm cách chung sống với nhau một lần nữa.”

Tuy nhiên, vào thời điểm này, thì chưa ai biết được khi nào việc đó sẽ xảy ra.

VOA Express

XS
SM
MD
LG