Đường dẫn truy cập

Công nhân Campuchia lo ngại mất việc, Việt Nam có thể hưởng lợi


Một cửa hàng của H&M, hãng thời trang của Thụy Điển hiện có sản phẩm được gia công từ 62 nhà máy ở Campuchia.
Một cửa hàng của H&M, hãng thời trang của Thụy Điển hiện có sản phẩm được gia công từ 62 nhà máy ở Campuchia.

Một quyết định của Liên minh châu Âu nhằm tăng áp lực thương mại đối với Campuchia gây lo ngại cho các công đoàn trong ngành may mặc, một trụ cột của nền kinh tế đang sử dụng khoảng 700.000 người. Tuy nhiên một nhóm các nhà sản xuất chính cho rằng sẽ phải mất hàng tháng mối rủi ro này mới trở thành hiện thực.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Campuchia, liên minh châu Âu, trong tháng này cảnh báo rằng quốc gia Đông Nam Á sẽ mất quyền tiếp cận đặc biệt vào khối thương mại lớn nhất thế giới, trong một phản ứng nhằm trừng phạt Campuchia vì rời bỏ nền dân chủ.

Một số nước phương Tây đã chỉ trích cuộc bầu cử hồi tháng 7 trong đó Thủ tướng Hun Sen thắng cử. Họ coi đó là cuộc bầu cử không công bằng vì một chiến dịch đe dọa phe các đối thủ của ông Hun Sen, và thiếu một đảng đối lập đáng tin cậy do đã bị Tòa án Tối cao giải tán.

Các hậu quả từ việc này có thể hủy hoại ngành xuất khẩu hàng may mặc vốn chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia và các ngành công nghiệp khác như đường.

“Thị trường châu Âu là một thị trường quan trọng,” ông At Thon, chủ tịch công đoàn Liên minh Dân chủ Công nhân may mặc Campuchia nói. "Sẽ rất khó khăn nếu các nhà máy đóng cửa."

Các nhà máy của Campuchia xuất khẩu các các sản phẩm gia công của những nhãn hiệu toàn cầu như Gap Inc (GPS.N), thương hiệu thời trang Thụy Điển H&M Hennes & Mauritz AB (HMb.ST), và các nhãn hiệu thể thao Nike (NKE.N), Puma và Adidas (ADSGn.DE) , cùng những những nhãn hàng khác.

Xuất khẩu của Campuchia sang Liên minh châu Âu, theo chương trình “Mọi thứ trừ vũ khí” (EBA), đạt doanh thu 5 tỷ euro (5,8 tỷ USD) vào năm ngoái, theo dữ liệu của EU.

Mặc dù Thủ tướng Hun Sen quả quyết sẽ bảo vệ chủ quyền của Campuchia sau thông báo của EU, nhưng một số lãnh đạo công đoàn lo sợ công nhân của họ vốn đã đang vật lộn với các khoản nợ cá nhân nay có thể dấn sâu hơn vào các khoản nợ này.

"Người lao động vay tiền để xây nhà ở cho cha mẹ hoặc đầu tư vào các việc kinh doanh khác", Sia Kunthea, chủ tịch Liên đoàn Lao động Phụ nữ Campuchia, nói với Reuters.

Trong tuần này, Phòng Thương mại châu Âu tại Campuchia cho Ủy ban châu Âu biết họ đang rất lo lắng về khả năng các ưu đãi thương mại bị thu hồi.

Ngành công nghiệp may mặc trị giá 7 tỷ đô la của Campuchia là ngành sử dụng lao động chính thức lớn nhất ở quốc gia 15 triệu dân này.

“Sẽ rất khó khăn nếu (chương trình) EBA bị đình chỉ,” Hoeun Tharith, 42 tuổi, một nhân viên nhà máy sản xuất giày và là cha của ba người con. Ông nói thêm rằng ông đã lâm vào cảnh khó khăn từ hậu quả của việc mất khoản thu nhập khoảng 210 USD hàng tháng.

Tuy nhiên, Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc của Campuchia (GMAC), đại diện cho 600 nhà máy, lại lạc quan.

Vẫn còn nhiều tháng nữa mới thấy được mối đe dọa về thuế quan và nó sẽ là chủ đề bàn thảo tại một cuộc tổng kết sáu tháng của EU, theo phó tổng thư ký của nhóm, Kaing Monika, cho biết.

"Tại thời điểm này, không ai có thể đảm bảo kết quả sẽ là gì và liệu nó có dẫn đến tổn thất đáng kể hay không", ông Monika nói với Reuters.

"Điều chúng tôi quan tâm hơn là những tin đồn trên truyền thông dẫn đến việc giảm sút sự tự tin từ người mua và nhà đầu tư... trong khi tình hình thực tế có thể ít đáng sợ hơn nhiều."

Một số người cho rằng còn quá sớm để biết liệu những nhà đầu tư sẽ rút ra và chuyển sang các nước đối thủ có chi phí thấp hơn ở châu Á.

H&M, hãng thời trang của Thụy Điển có sản phẩm được gia công từ 62 nhà máy ở Campuchia, cho biết họ hiểu sự cần thiết phải xem xét tình hình quyền của người lao động, đồng thời kêu gọi Liên minh châu Âu cân nhắc tác động đối với những người lao động.

"Những tác động tiêu cực tiềm tàng đối với việc làm cho công nhân trong ngành may mặc phải được xem xét," công ty này nói trong một tuyên bố gửi cho Reuters nhưng không cho biết liệu họ có kế hoạch rút khỏi Campuchia hay không.

Nước láng giềng Việt Nam, một trung tâm may mặc khác, có chi phí sản xuất thấp hơn. Mức lương tối thiểu ở đây dao động từ 118 USD đến 170 USD.

Việc tăng 7% trong ngành dệt may và giày dép của Campuchia có hiệu lực vào tháng Một và nó sẽ đẩy mức lương tối thiểu lên 182 USD. Lúc này Việt Nam sẽ có thêm lợi thế.

"Tất nhiên, nếu các công ty chuyển đến đây thì Việt Nam có thể hưởng lợi một chút", Đặng Phương Dũng, cựu quan chức của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho với Reuters biết.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG