Đường dẫn truy cập

Công nhân di trú Myanmar ở Thái Lan lạc quan dè dặt sau bầu cử


Một công nhân di trú từ Myanmar bồng con đứng trước nhà ở thành phố cảng Mahachai, gần thủ đô Bangkok. Trong số hơn 2 triệu công nhân và người tị nạn Myanmar ở Thái Lan chỉ có một số rất nhỏ đã có thể bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar.
Một công nhân di trú từ Myanmar bồng con đứng trước nhà ở thành phố cảng Mahachai, gần thủ đô Bangkok. Trong số hơn 2 triệu công nhân và người tị nạn Myanmar ở Thái Lan chỉ có một số rất nhỏ đã có thể bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar.

Nhiều người Myanmar tị nạn và làm công ở Thái Lan đang theo dõi sát việc thành lập chính phủ mới ở Myanmar sau khi Liên minh Dân chủ Toàn quốc giành được thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA tại Bangkok, các đại diện cộng đồng người Myanmar cho biết nhiều công nhân di trú cảm thấy lạc quan dè dặt về việc tân chính phủ sẽ cung cấp sự hỗ trợ mà họ cần có để cải thiện cuộc sống.

Trong số hơn 2 triệu công nhân và người tị nạn Myanmar ở Thái Lan chỉ có một số rất nhỏ đã có thể bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar.

Nhưng hầu hết những người này ai nấy cũng đều hy vọng sẽ có thay đổi, trong lúc Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi giành được thắng lợi áp đảo.

Ông Min Oo là điều hợp viên của Quỹ Giáo dục và Phát triển tại tỉnh Phang na ở miền nam Thái Lan, chuyên giúp đỡ cho những công nhân di trú làm việc trong hai ngành ngư nghiệp và nông nghiệp. Ông cho biết nhiều người đang trông chờ sự thành lập của chính phủ mới.

"Vào lúc này họ đang cảm thấy là họ muốn có một chính phủ mới. Họ chỉ muốn Liên minh Dân chủ thắng cử. Nhưng đối với các công nhân họ không biết kế hoạch tương lai như thế nào, chính phủ mới sẽ như thế nào và chính phủ mới có giúp đỡ cho họ hay không. Đó là là những gì mà họ đang suy nghĩ."

Thái Lan cũng là nơi nương náu của những người tị nạn chạy trốn các vụ xung đột sắc tộc ở Myanmar. Tại thị trấn Mae Sot ở biên giới tây bắc của Thái Lan, Bác sĩ Cynthia Muang, một người sắc tộc Karen, đang trông nom một bệnh viện chăm sóc cho hơn 130.000 bệnh nhân mỗi năm. Bà nói rằng cần phải theo dõi sát những biến chuyển chính trị ở Myanmar.

"Chúng tôi vẫn sẽ phải tiếp tục theo dõi tình hình hậu bầu cử trong nhiều tháng, từ 3 tới 4 tháng, bởi vì mối quan hệ giữa quân đội với phe dân sự hay giữa tân chính phủ với quân đội. Ngoài ra, chúng tôi cũng theo dõi xem chính phủ mới có gặp khó khăn hay không trong việc xử lý các hiệp định ngưng bắn khu vực. Chúng tôi cần theo dõi sát tất cả những vấn đề này."

Bác sĩ Muang cho biết bà hy vọng chính phủ mới sẽ thực hiện những biện pháp cải cách y tế và cải thiện cơ sở hạ tầng y tế ngõ hầu người dân trong nước không còn phải vượt biên sang Thái Lan đến bệnh viện của bà để chữa trị.

Nhiều người vẫn còn bị ám ảnh bởi việc tập đoàn quân nhân cầm quyền Myanmar bác bỏ kết quả của cuộc tổng tuyển cử năm 1990, trong đó Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà Suu Kyi giành được thắng lợi áp đảo.

Ôn Min Oo cho biết ông vẫn có thái độ hoài nghi.

"Mặc dù bây giờ mọi người đã xác nhận là Liên minh Dân chủ đã thắng, nhưng đối với tôi, tôi vẫn không tin là quân đội sẵn sàng trao quyền cho Liên minh Dân chủ."

Hôm thứ tư, bà Aung San Suu Kyi kêu gọi tiến hành những cuộc thảo luận về “hoà giải dân tộc” với các nhà lãnh đạo hiện nay của Myanmar.

Đảng đối lập Myanmar giành những ghế đầu tiên trong cuộc bầu cử lịch sử
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:30 0:00

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG