Đường dẫn truy cập

Đề nghị án chung thân trong đại án Thăng - Thanh


Cự ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng (trái) và cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, Trịnh Xuân Thanh, trong phiên tòa xét xử đang diễn ra tại Hà Nội. Ông Thăng bị đề nghị mức án 15 năm tù trong khi ông Thanh bị đề nghị án chung thân.
Cự ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng (trái) và cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, Trịnh Xuân Thanh, trong phiên tòa xét xử đang diễn ra tại Hà Nội. Ông Thăng bị đề nghị mức án 15 năm tù trong khi ông Thanh bị đề nghị án chung thân.

Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội hôm 10/1 đề nghị mức án 14-15 năm tù cho ông Đinh La Thăng và án tù chung thân cho ông Trịnh Xuân Thanh trong đại án tham nhũng xét xử 22 cựu quan chức ngành dầu khí.

Ông Thăng, cựu Ủy viên Bộ chính trị, bị cáo buộc về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong khi ông Thanh nhận bản án tù cao nhất về hai tội tham ô và cố ý làm trái.

Thân chủ của tôi đã bác bỏ những cáo buộc đó và tôi tin rằng mục đích buộc (ông Thanh) nhận tội đã được khẳng định trước khi quy trình tố tụng bắt đầu.
Petra Schlagenhauf, luật sư người Đức của Trịnh Xuân Thanh

Tuy nhiên cả ông Thăng, cựu Chủ tịch tập đoàn dầu khí PetroVietnam, và ông Thanh, người từng được coi là thuộc hạ thân tín của ông Thăng, đều phủ nhận những cáo buộc trên.

Những bị cáo còn lại, phần lớn là các cựu quan chức cao cấp của tập đoàn PetroVietnam (PVN) bị đề nghị các mức án tới 28 năm tù.

Về cáo buộc gây thiệt hại hơn trăm tỷ đồng khi cho Tổng Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí PVC thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng khai rằng những việc ông làm là theo “chủ trương của Bộ Chính trị” được Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng “chấp thuận trong một phiên xử hôm 9/1.

Ông Thanh, người mà chính quyền Việt Nam nói đã tự trở về đầu thú sau một thời gian trốn ra khỏi nước, bị đề nghị mức án 13/14 năm tù về tội cố ý làm trái, và tù chung thân về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt chung cho người từng là chủ tịch PVC và sau đó là phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, là tù chung thân.

Trao đổi với VOA về đề nghị của Viện KSND, luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh nhận xét: “Mức án tù chung thân nghe có vẻ đỡ hơn là tử hình”.

“Nhưng thân chủ của tôi đã bác bỏ những cáo buộc đó và tôi tin rằng mục đích buộc (ông Thanh) nhận tội đã được khẳng định trước khi quy trình tố tụng bắt đầu,” theo bà Schlagenhauf.

Luật sư người Đức bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam vài ngày trước khi phiên tòa xét xử ông Thanh bắt đầu tại Hà Nội hôm 8/1.

Luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh: "Tôi bị cấm nhập cảnh Việt Nam"

Luật sư Đức của ông Thanh nêu đích danh TBT Trọng

Trước đây bà Schalgenhauf và truyền thông Đức nhận định “án chung thân là rõ ràng đối với ông Thanh” trong một phiên tòa mà bà cho là “không công bằng.”

Phiên tòa xét xử các cựu quan chức dầu khí dự kiến kéo dài trong 2 tuần.

Việc xét xử ông Thăng, một Ủy viên Bộ chính trị đầu tiên bị đưa ra tòa trong nhiều thập kỷ qua, và hàng chục quan chức cao cấp trong một phiên tòa được coi là lớn nhất từ trước tới nay, theo luật sư Lê Khả Thành, một người có nhiều năm xét xử các vụ án tham nhũng ở Việt Nam.

PetroVietnam và ngành ngân hàng là tiêu điểm trong cuộc chiến chống tham nhũng lớn chưa từng có từ trước tới nay được người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, phát động.

Luật sư Lê Khả Thành cho rằng đây với phiên tòa này, cuộc chiến chống tham nhũng “không có vùng cấm” như cam kết của TBT Trọng, đang trở thành hiện thực.

Trên danh sách về chỉ số tham nhũng của các quốc gia năm 2016 do tổ chức Transparency International công bố, Việt Nam xếp hạng 113 trên 176.

Đề nghị mức án chung thân trong đại án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:43 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG