Đường dẫn truy cập

Diễn viên Helen Mirren ủng hộ dự luật hoàn trả tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp


Nữ diễn viên Helen Mirren trong buổi họp báo giới thiệu phim 'Woman In Gold' tại Liên hoan phim Quốc tế Berlinale lần thứ 65 ở Berlin, Đức, ngày 9 tháng 2 năm 2016.
Nữ diễn viên Helen Mirren trong buổi họp báo giới thiệu phim 'Woman In Gold' tại Liên hoan phim Quốc tế Berlinale lần thứ 65 ở Berlin, Đức, ngày 9 tháng 2 năm 2016.

Nữ diễn viên người Anh Helen Mirren gia nhập nỗ lực của các nhà lập pháp Hoa Kỳ trong việc hoàn trả các tác phẩm nghệ thuật bị Đức quốc xã đánh cắp trong nạn Diệt chủng Do Thái Holocaust về tay những người chủ sở hữu hợp pháp. Nhiều thập kỷ sau khi Đức quốc xã cướp đi các tác phẩm nghệ thuật chủ yếu từ người Do Thái, nhiều tác phẩm giá trị hiện đang nằm trong các phòng triển lãm nghệ thuật và những bộ sưu tập tư hữu trên khắp thế giới. Trước đây trong năm, một nhóm các thượng nghị sĩ Mỹ đưa ra dự luật hầu đảm bảo rằng những tuyên bố sở hữu tại Mỹ đối với các tác phẩm nghệ thuật bị Đức Quốc xã đánh cắp sẽ được giải quyết một cách công bằng và nhanh chóng.

Diễn viên Helen Mirren quan tâm tới vấn đề này trong quá trình làm phim "Woman in Gold," ((Mandatory courtesy: Weinsten Company)), kể về một người phụ nữ tranh đấu thành công đòi lại một tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp khỏi gia đình bà trong thời Holocaust.

Bà Mirren nói: "Đó là câu chuyện lẽ ra đã không thể trở thành hiện thực nếu không có nước Mỹ vĩ đại. Đây là những câu chuyện của nước Mỹ - những câu chuyện nêu bật sự chính trực và sức mạnh của nước Mỹ."

Tại phiên điều trần hôm 7 tháng 6 ở Thượng viện đồng chủ trì bởi Thượng nghị sĩ Cộng hòa đại diện bang Texas Ted Cruz, nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar tuyên bố lẽ phải cần làm trong mọi trường hợp là hoàn trả lại các tác phẩm nghệ thuật cho chủ nhân hợp pháp của chúng.

Diễn viên Helen Mirren cho biết: "Đáng buồn là sau hơn 70 năm, các nạn nhân Holocaust và gia đình của họ vẫn đang suy ngẫm xem có nên tìm cách đòi lại những gì đã bị đánh cắp và bị mất mát trong thời Holocaust khủng khiếp tột độ ấy."

Tình trạng thiếu minh bạch và những hạn chế pháp lý đã khiến nhiều chủ sở hữu hợp pháp e ngại tìm kiếm những tài sản thừa kế của họ. Một người trong số đó, ông Simon Goodman, cho biết đã tranh đấu suốt 20 năm qua để đòi lại bộ sưu tập tranh của ông nội ông.

Ông Simon Goodman nói: "Ông Fritz Goodman bị sát hại ở Terezienstadt vào tháng 4 năm 1944, nhưng mãi đến năm 1994, khi cha tôi qua đời và tôi thừa kế những thư từ của ông, tôi mới biết về những nỗ lực đơn độc và hầu như là bất thành của cha tôi để đòi lại bộ sưu tập bị tản mát của cha ông."

Một trong những trở ngại thường gặp nhất là khoảng cách thời gian từ khi xảy ra những vụ đánh cắp cho tới lúc có người tuyên bố đòi lại. Những người ủng hộ việc hoàn trả cho chủ sở hữu lập nhất mực khẳng định không thể có pháp quy về thời hiệu cho những tội phạm diễn ra trong thời Holocaust.

Giám đốc Ủy ban Thu hồi Tác phẩm nghệ thuật Agnes Peresztegi: "Cũng giống như việc truy tố tội diệt chủng không nên bị cản trở bởi pháp quy về thời hiệu, cũng như vậy, các tác phẩm nghệ thuật và tài sản có giá trị bị đánh cắp trong chiến dịch diệt chủng nên bị xem là hành động nhơ nhuốc mãi mãi."

Đạo luật Thu hồi Tác phẩm Nghệ thuật bị Chiếm đoạt thời Holocaust với sự ủng hộ của hai đảng sẽ bảo đảm rằng các nỗ lực đòi lại tác phẩm nghệ thuật bị Đức Quốc xã tịch thu sẽ không bị cản trở bất công bởi pháp quy về thời hiệu hay bởi những trở ngại khác về thủ tục.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG