Đường dẫn truy cập

Facebook: Mỹ là mục tiêu hàng đầu của các hoạt động gây ảnh hưởng


Biểu tượng của Facebook
Biểu tượng của Facebook

Mỹ đứng đầu danh sách các nước thường xuyên bị nhắm mục tiêu bởi các chiến dịch gây ảnh hưởng lệch lạc từ nước ngoài trên Facebook từ năm 2017 cho đến năm 2020, công ty truyền thông xã hội Facebook tuyên bố trong phúc trình mới, công bố hôm 26/5.

Trong cùng giai đoạn này, Mỹ cũng đứng hàng thứ hai trong danh sách các nước bị các chiến dịch gây ảnh hưởng ở nội địa nhắm mục tiêu.

Facebook cho hay một trong những nguồn lực hàng đầu của các mạng lưới ‘hành vi không xác thực có phối hợp’ nhắm vào nước Mỹ trong năm dẫn tới cuộc bầu cử Tổng thống 2020 là các chiến dịch xuất phát từ Mỹ và các hoạt động từ Nga, Iran. ‘Hành vi không xác thực có phối hợp’ là kiểu vi phạm, theo định nghĩa của công ty Facebook, khi nhiều trang hoặc tài khoản cá nhân phối hợp với nhau để đánh lừa người khác và thao túng các cuộc tranh luận của dân chúng.

Facebook bắt đầu truy quét các chiến dịch gây ảnh hưởng này sau năm 2016, khi tình báo Mỹ kết luận rằng Nga tận dụng Facebook trong khuôn khổ chiến dịch gây ảnh hưởng trên mạng nhằm giúp cựu Tổng thống Donald Trump thắng cử, một cáo buộc mà Moscow bác bỏ.

Công ty Facebook nói Nga, Iran đứng đầu danh sách các nguồn lực của ‘hành vi không xác thực có phối hợp’ và rằng điều này chủ yếu bắt nguồn từ sự can thiệp nước ngoài.

Những mục tiêu hàng đầu ngoài Mỹ còn có Ukraine, Anh, Libya và Sudan.

Tuy nhiên, Facebook cho hay khoảng phân nửa các chiến dịch gây ảnh hưởng bị Facebook gỡ bỏ từ năm 2017 trên toàn thế giới là do các mạng lưới nội địa, chứ không phải các mạng lưới nước ngoài.

Facebook nói các chiến dịch gây ảnh hưởng nội địa nhắm vào Mỹ được điều hành bởi các phần tử chính trị đồng loã hay đứng ngoài lề dòng chính, các công ty quan hệ công chúng hay các công ty cố vấn và các trang mạng truyền thông.

Myanmar là nước chủ yếu bị các mạng lưới giả mạo trong nước tấn công, theo số liệu của Facebook, dù những mạng lưới này tương đối nhỏ về kích cỡ.

Báo cáo vừa kể của Facebook liệt kê hơn 150 mạng lưới giả mạo có phối hợp đã bị Facebook nhận diện và gỡ bỏ kể từ năm 2017.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG