Đường dẫn truy cập

Hong Kong tìm cách triệt tiêu ‘quốc ca’ của người biểu tình ủng hộ dân chủ


Người biểu tình vẫy điện thoại tinh khôn và ca bài “Vinh quang cho Hong Kong” tại một cuộc tập họp ủng hộ các học sinh Trung học gần Viện bảo tàng Nghệ thuật Hong Kong tại Hong Kong ngày 13/12/2019.
Người biểu tình vẫy điện thoại tinh khôn và ca bài “Vinh quang cho Hong Kong” tại một cuộc tập họp ủng hộ các học sinh Trung học gần Viện bảo tàng Nghệ thuật Hong Kong tại Hong Kong ngày 13/12/2019.

Nhiều phiên bản khác nhau của bài ca biểu tình ủng hộ dân chủ “Vinh quang cho Hong Kong” ngày 14/6 không còn trên iTunes Store của Apple, Spotify, KKBOX, Facebook và Instagram sau khi chính phủ tìm cách thông qua tòa án cấm hoàn toàn bài hát này.

Reuters tìm tựa đề tiếng Trung của bài hát trên iTunes Store và KKBOX của Apple và tìm kiếm tựa đề tiếng Anh của bài hát trên Facebook và Instagram chỉ cho thấy phiên bản Đài Loan của bài hát.

Bài hát này là bài quốc ca không chính thức của các cuộc biểu tình đường phố ủng hộ dân chủ ở Hong Kong vào năm 2019.

Các phiên bản khác nhau của bài hát do tác giả “ThomasDGX & HongKongers” công bố trên Spotify đã không còn nữa.

DGX Music, nhóm nhạc đứng sau bài hát, cho biết trên trang Facebook của họ rằng họ “đang xử lý một số vấn đề kỹ thuật không liên quan đến nền tảng phát trực tuyến.”

“Xin lỗi vì đã mang đến ảnh hưởng nhất thời. Xin cảm ơn mọi người!” DGX Music viết.

Đơn xin lệnh cấm của tòa được đưa ra sau khi “Vinh quang cho Hong Kong” trỗi lên tại một số sự kiện quốc tế, bao gồm trận đấu Rugby Sevens và cuộc thi khúc côn cầu trên băng.

Bài hát đã bị cấm trong các trường học vào năm 2020 sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong để đàn áp bất đồng chính kiến.

Lãnh đạo thành phố, John Lee, cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ của chính phủ hôm 13/6 rằng bài hát “không phù hợp với lợi ích quốc gia”.

“Đặc khu hành chính Hong Kong có nhiệm vụ và nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, và chúng ta nên làm điều đó một cách chủ động và phòng ngừa,” ông Lee nói.

Người đứng đầu nhóm phụ trách các vấn đề Trung Quốc của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Sarah Brooks, cho biết trong một tuyên bố rằng “một bài hát không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và an ninh quốc gia không thể được sử dụng như một cái cớ để từ chối mọi người quyền bày tỏ quan điểm chính trị khác nhau.”

Hong Kong được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 với sự đảm bảo các quyền tự do của thành phố, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận, sẽ được bảo vệ theo thể thức “một quốc gia, hai chế độ”. Những người chỉ trích luật an ninh quốc gia nói rằng những quyền tự do đó đã bị xói mòn nhanh chóng.

Theo một văn bản mà Reuters có được, chính phủ tìm cách cấm biểu diễn và phổ biến bài hát, kể cả trên trực tuyến, giai điệu và lời bài hát cũng như bất kỳ bản chuyển thể nào.

Đơn xin lệnh cấm tạm thời sẽ được Tòa án Tối cao xét xử vào ngày 21 tháng 7.

Chính phủ yêu cầu bất kỳ ai phản đối đơn kiện liên hệ với cảnh sát trước ngày 21 tháng 6 và cung cấp tên, địa chỉ, số điện thoại và số chứng minh nhân dân.

Bà hát “Vinh quang cho Hong Kong”, bao gồm nhiều phiên bản khác nhau, đã thống trị top 10 trong bảng xếp hạng iTunes Store của Apple tại Hong Kong khi mọi người đổ xô đi mua bài hát sau khi chính phủ nỗ lực cấm bài hát này.

Người Hong Kong ở nước ngoài đã đưa ra lời kêu gọi toàn cầu đối với các đài phát thanh trên toàn thế giới để phát sóng bài hát. Các đài phát thanh ở Úc, Pháp, Ukraine, Đan Mạch và Estonia đã phát bài hát.

Apple, Spotify, KKBOX và Google không trả lời ngay các yêu cầu bình luận.

Meta, công ty sở hữu Facebook và Instagram, từ chối bình luận.

Giám đốc an ninh của Hong Kong cho biết vào tháng 12, Google đã từ chối thay đổi kết quả tìm kiếm của mình để hiển thị quốc ca của Trung Quốc thay vì “Vinh quang cho Hong Kong” khi người dùng tìm kiếm quốc ca của Hong Kong, và ông đồng thời bày tỏ “rất tiếc” về quyết định đó của Google.

Diễn đàn

Liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG