Tại Tòa Thượng thẩm ở Kolkata, các luật sư của công ty Tata Motors đã phản đối một luật mới cho phép chính phủ hủy bỏ hợp đồng thuê một mảnh đất lớn vốn sẽ được sử dụng để sản xuất loại xe ôtô rẻ nhất thế giới.
Khu đất ở Singur do chính quyền cộng sản cũ của Tây Bengal trưng dụng của nông dân hồi năm 2006. Hành động này nằm trong kế hoạch thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa bang này.
Tuy nhiên, những người nông dân đã kịch liệt phản đối dự án này, nhiều người không chấp nhận tiền bồi thường đất đai và nói rằng số tiền đó quá ít ỏi. Khi các cuộc biểu tình biến thành bạo động, Tata đã chuyển dự án của họ sang bang khác, mặc dù nhà máy đã được xây dựng.
Đứng đầu các cuộc biểu tình là chính trị gia Mamata Banerjee. Tháng trước, bà đã trở thành thủ hiến bang này sau khi đánh bại các ứng viên cộng sản trong cuộc bầu cử bang. Trong chiến dịch tranh cử của mình, bà đã cam kết sẽ trả lại đất ở Singur cho người nông dân.
Hồi đầu tháng này, chính quyền của bà Banerjee đã thông qua một điều luật cho phép họ lấy lại 400 mẫu đất, đã được giao cho Tata, mà những người nông dân không chịu nhận tiền bồi thường.
Công ty Tata đã phản đối luật này nhưng không nói rõ chi tiết.
Kinh tế gia D.H. Pai Panandiker là giám đốc một nhóm nghiên cứu độc lập có tên Quĩ RPG Goenka. Ông nói rằng việc các cam kết được giữ đúng là điều quan trọng đối với ngành công nghiệp này.
Ông Panandiker nói: “Nếu một chính quyền ký kết một hợp đồng, trao nó cho một doanh nghiệp và giờ chính quyền mới nhậm chức và xóa bỏ hòa toàn hợp đồng ấy...trong một nền dân chủ một chính quyền không thể lật lại những gì chính quyền trước đã lập...các hợp đồng là những điều không thể tùy tiện sửa đổi.”
Tại Ấn Độ, Singur đã trở thành một biểu tượng của các vụ tranh chấp đất đai đang ngày càng gia tăng bởi người nông dân không chịu nhượng đất của mình cho các dự án công nghiệp, khai mỏ và xay dựng cơ sở hạ tầng.
Tại bang đông Orissa, hàng ngàn dân làng đã và đang phản đối việc chính quyền bang trưng dụng đất đai cho dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất Ấn Độ – một nhà máy thép trị giá 12 tỷ đôla sẽ được công ty Posco của Nam Triều Tiên xây dựng. Tháng này, phụ nữ và trẻ em cũng nằm trong số những người đã lập thành một vòng người để ngăn không cho các giới chức chính quyền lấy đất. Các cuộc biểu tình đã khiến chính quyền phải ngưng hoạt động trưng dụng đất đai.
Các kinh tế gia nói rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang bị ảnh hưởng bởi những vụ biểu tình như vậy.
Trong khi đó, chính phủ Ấn Độ đang ngày càng chịu nhiều áp lực trong việc phải cân bằng giữa lợi ích của ngành công nghiệp với lợi ích của nông dân thông qua luật lệ mới nhằm tìm cách bảo đảm rằng người nông dân sẽ được bồi thường thỏa đáng cho đất đai của họ và rằng họ sẽ có một kế sinh nhai thay thế.
Tại Ấn Độ, một hãng sản xuất ô tô hàng đầu đã phản đối các hành động của chính quyền bang mới được bầu chọn ở Tây Bengal để giành lại khu đất trưng dụng của nông dân cho một dự án công nghiệp. Theo tường trình của thông tín viên Anjana Pasricha từ New Delhi, vụ tranh chấp cho thấy ngày càng có nhiều vụ tranh chấp về đất đai ở nhiều nơi của Ấn Độ khi người nông dân không chịu di dời để lấy đất đai cho ngành công nghiệp.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!