Đường dẫn truy cập

Đánh bom tự sát nhắm vào cảnh sát Iraq


Thi thể của các nạn nhân vụ đánh bom tự sát bên ngoài một bệnh viện ở Tikrit, 18/1/2011
Thi thể của các nạn nhân vụ đánh bom tự sát bên ngoài một bệnh viện ở Tikrit, 18/1/2011

Hôm nay, một tay đánh bom tự sát đã nổ bom cài trong người giữa một đám đông tân binh cảnh sát ở thị trấn Tikrit của người Ả Rập Sunni, phía bắc thủ đô Baghdad. Vụ đánh bom đẫm máu khiến ít nhất 45 người thiệt mạng và mấy chục người bị thương. Vụ tấn công dường như đánh dấu một sách lược của các phần tử nổi dậy nhắm mục tiêu vào lực lượng an ninh non nớt của Iraq, theo tường thuật của thông tín viên VOA Edward Yeranian từ Cairo.

Vụ đánh bom tự sát ở Tikrit giống như nhiều vụ tấn công tương tự nhắm vào lực lượng an ninh Iraq trong mấy tháng vừa qua. Hàng chục tân binh cảnh sát trẻ tuổi đã thiệt mạng hay bị thương trong vụ nổ trước một đồn cảnh sát tại thị trấn nhà của Saddam Hussein.

Đài truyền hình Baghdad loan tin số thương vong rất cao và đã phải đưa nhiều người vào các bệnh viện ở các thị trấn và thành phố khác trong vùng. Các đền thờ địa phương cũng phát đi lời kêu gọi hiến máu trên các loa phóng thanh.

Một thanh niên bị thương, mặt đầy máu và nhọ đen vì vụ nổ, mô tả vụ nổ từ giường bệnh viện.

Anh này nói rằng anh cảm thấy một vụ nổ cực mạnh quanh mình.

Ông Peter Harling thuộc Tổ chức Khủng Hoảng ở Damas nói rằng các phần tử nổi dậy tiếp tục tìm cách thay đổi cán cân và động lực chính trị ở Iraq bằng cách tấn công các lực lượng an ninh, nhưng không đạt được mấy thành quả.

Ông nghĩ rằng những gì còn lại của cuộc nổi dậy đã tập trung lại vào hai loại mục tiêu, một mặt là bộ máy an ninh, mặt kia là một loạt các vụ tấn công dọc theo kẽ hở giữa người Kurd và Ả Rập và vào các cứ địa của Đạo quân Mehdi ở Baghdad. Ông nghĩ các cuộc tấn công này nhằm tìm cách và để thay đổi động lực ở Iraq. Đã không đạt được mục đích đó. Theo ông, điều đáng chú ý là mặc dầu năm 2010 được đánh dấu bởi các cuộc thương nghị kéo dài về việc thành lập một chính phủ trong khoảng thời gian 8 tháng, những vụ tấn công này đã hoàn toàn không đạt được mục tiêu thay đổi cơ động.

Ông Harling lập luận rằng cuộc nổi dậy chung cuộc sẽ cần phải thay đổi sách lược nổ tung mọi người thì mới có thêm tác động đối với tiến trình chính trị.

Ông nói chúng chỉ thành công ở điểm gây ra tình trạng đổ máu ồ ạt, nhưng không có tác động quyết định về mặt cơ động của cuộc xung đột, và ông cho rằng sự kiện đó gây nhiều xáo trộn cho cuộc nổi dậy. Do đó, cho dù họ có tổ chức các chiến dịch ra sao đi nữa thì cũng không có tác động cụ thể và không thể quy tụ được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng ở Iraq.

Nhiều giới chức Iraq lên án al-Qaida là thủ phạm vụ nổ bom. Tuy nhiên, ông Harling nói rằng chưa rõ ai đứng sau vụ này, hay cuộc nổi dậy ở Iraq, nhưng họ đang sử dụng các kỹ thuật do al-Qaida khích lệ, nổi bật là tại Afghanistan. Ông nói thêm rằng những gì còn sót lại của cuộc nổi dậy chủ yếu bao gồm các tổ nhỏ, nhưng không được sự hậu thuẫn đáng kể nào của công chúng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG