Đường dẫn truy cập

Lãnh đạo Hồng Kông thôi chức khi nào chỉ là vấn đề thời gian


Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam gặp gỡ báo chí hôm 9/7/2019
Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam gặp gỡ báo chí hôm 9/7/2019

Những lời xin lỗi và giải thích của nhà lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam về dự luật dẫn độ chết yểu không dập tắt được căng thẳng chính trị, và nhiều người ở thành phố nay nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc cho rằng việc bà Lam ra đi chỉ là vấn đề thời gian.

Hôm thứ Ba 9/7, bà Lam mô tả rằng dự luật “đã chết”. Nhưng các nhà hoạt động và các nhóm phản đối nói họ không thể tin vào lời nói của bà và đang gia tăng sức ép đòi bà phải chính thức rút lại dự luật và từ chức.

Khi được hỏi liệu bà có đáp ứng lời yêu cầu bà từ chức khi mới chỉ làm 2 năm trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên hay không, bà Lam nói “việc Trưởng Đặc khu rời bỏ chức vụ không phải là điều đơn giản”.

“Bản thân tôi vẫn say mê và cam kết phục vụ người dân Hồng Kông”, bà Lam nói.

Đối với một số nhà phân tích, lời tuyên bố của bà Lam là một dấu hiệu cho thấy có thể bà đã nộp đơn xin từ chức. Nhưng Bắc Kinh sẽ chỉ để bà ra đi vào thời điểm thích hợp.

“Đây là vấn đề phức tạp hơn so với suy nghĩ của những người bình thường ... Khi làm việc với Bắc Kinh, không phải cứ thích thì từ chức và ra đi mà được”, bình luận gia và nhà khoa học chính trị Sonny Lo nói.

Ông cho rằng các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh phải cân nhắc các rủi ro trong nước và khu vực và tìm người thay thế - đây không phải là việc dễ dàng liên quan đến một chức vụ bị xem như là một chén thuốc độc, khi xét đến một bên là các quyền tự do được vun đắp của Hồng Kông và một bên là bản năng độc đoán của Đảng Cộng sản.

Bắc Kinh có thể muốn bà Lam ít nhất là khắc phục một số thiệt hại mà dự luật dẫn độ bị thất bại đã gây ra, trước khi bà ra đi, để giúp đỡ cho bất cứ ai là người kế nhiệm, nhưng gần như chắc chắn là họ cũng muốn bà ra đi trước cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp vào tháng 9 năm sau, Lo nói.

Ming Sing, phó giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, nói ông tin rằng Bắc Kinh không để bà Lam từ chức.

“Nếu bà ấy từ chức ngay bây giờ, nếu bà ấy bị Bắc Kinh buộc phải từ chức, điều đó sẽ gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ đến Hồng Kông và cộng đồng quốc tế rằng Bắc Kinh, quốc gia độc đảng lớn nhất, nhà nước độc tài lớn nhất thế giới, sẽ nhượng bộ trước áp lực quần chúng”, ông nói.

Mặc dù vậy, một số nhà phân tích và nhà ngoại giao lưu ý rằng bà Lam đã làm tổn hại đến nghị trình an ninh quốc gia rộng lớn hơn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khiến việc đưa ra bất kỳ luật mới nào liên quan đến an ninh ở Hồng Kông trở nên khó khăn hơn, và khởi động lại những lời kêu gọi về cải cách dân chủ.

Nhà lập pháp Hồng Kông Fernando Cheung nói với Reuters rằng bà Lam giờ đây là một nhà lãnh đạo bị trói tay, sẽ không thể hoàn thành nhiệm kỳ của mình.

“Cách thức chính quyền và Trưởng Đặc khu xử lý sự phản đối từ công chúng cũng khiến nhiều người nhận thức được rằng nếu không có dân chủ thực sự, sẽ không có hy vọng nào về việc quản trị có trách nhiệm”, nhà lập pháp của Công đảng nói, “một khi có sự nhận thức như vậy, sẽ không có chuyện quay trở lại”.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG