Đường dẫn truy cập

Lào cứu xét quan ngại của các nước láng giềng về dự án thủy điện


Diaa Bekheet captures splendid late autumn colors of trees and fallen leaves outside Rayburn House Office Building near VOA headquarters in Washington, D.C.
Diaa Bekheet captures splendid late autumn colors of trees and fallen leaves outside Rayburn House Office Building near VOA headquarters in Washington, D.C.

Lào đã thông báo cho các thành viên của Ủy ban sông Mekong, MRC, rằng Lào có ý định xúc tiến dự án thủy điện lớn nhưng sẽ cứu xét những điều chỉnh dựa vào các quan ngại của các nước láng giềng, đã bày rỏ sự dè dặt về dự án gây nhiều tranh cãi này. Thông tín viên VOA Steve Herman tường trình từ Bangkok.

Trong một dấu hiệu thay đổi lập trường, chính phủ Lào cho biết sẽ lắng nghe ý kiến và hợp tác chặt chẽ với Ủy ban sông Mekong và các đối tác phát triển trước khi xây đập Don Sahong.

Trước đây, Lào đã nhấn mạnh rằng bởi lẽ dự án thủy điện nằm trên một nhánh sông Mekong, chứ không phải trên dòng chính, nên họ không cần phải đệ trình đề nghị cho tiến trình tiền tham khảo chính thức của ủy ban.

Trưởng ban quản trị của ủy ban, ông Hans Guttman, nói với các phóng viên rằng văn phòng MRC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình này, nhưng chung cuộc Lào vẫn có thể quyết định làm lơ trước những sự phản đối bởi vì “không có tiến trình dân chủ chính thức” nào. Ông cho biết:

“Tuy nhiên, ủy ban có cho phép một sự cứu xét chính thức hơn có thể có và cho phép Lào lúc đó đưa ra cứu xét nếu cần. Nhưng tự thân tiến trình không nhất thiết đòi hỏi chúng ta phải biểu quyết chung cuộc về vấn đề.”

Ðập nước sẽ sản xuất 260 megawatt điện. Thái Lan, Việt Nam và Kampuchea đã nêu quan ngại về tác động của dự án đối với môi trường.

Thư ký thường trực của Thái Lan tại Bộ Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường (kiêm phó chủ tịch Ủy ban Mekong Quốc gia của Thái Lan), ông Chote Trachu, nói chính phủ của ông tán thành sự thay đổi của Lào từ việc chỉ thông báo về đập nước qua tiến trình tham khảo bao quát hơn.

Tổ chức phi chính phủ Các dòng sông Quốc tế gọi sự thay đổi này là “một cơ hội để các nước láng giềng có tiếng nói về việc liệu có xúc tiến dự án hay không.” Nhưng tổ chức này nói đồng thời Lào “nên đình chỉ mọi công tác xây dựng tại hiện trường đập Don Sahong” để có thể thực sự tiến hành một sự đánh giá thực thụ.

Nhiều tổ chức môi trường cho rằng dự án thủy điện sẽ làm hủy hoại hệ sinh thái của dòng sông bởi lẽ nó sẽ chận sự di trú của các loài cá.

Lào cho biết sẽ tiếp tục công trình đã khởi sự để cải thiện các kênh trong khu vực dự án giúp loài cá di trú.

Cũng có sự quan ngại đáng kể về công trình xây dựng, vốn đã khởi sự, một đập khác trên sông, cũng ở Lào.

Ðập Xayaburi, được sự tài trợ của các ngân hàng thương mại của Thái Lan, nhằm mục tiêu sản xuất khoảng 1.300 megawatts điện, gần tnhư toàn bộ sẽ được Thẩm quyền Phát điện Thái Lan EGAT mua lại.

Tuần trước, một tổ hợp các nhóm bảo vệ môi trường, gồm cả Quỹ Bảo vệ Dã Sinh WWF, đã gửi một bức thư cho tập đoàn cầm quyền nay đang nắm quyền lập pháp và hành pháp ở Thái Lan yêu cầu tập đoàn đình chỉ hay bãi bỏ thỏa thuận mua điện của đập này.

Yêu cầu gọi dự án này là “một trong những con đập có tiềm năng gây nhiều thiệt hại nhất đang được xây dựng trên thế giới”, và nó “cấu thành mối đe dọa xuyên biên giới lớn nhất tính đến nay đối với an toàn lương thực, phát triển bền vững và hợp tác khu vực ở lực vực hạ vùng sông Mekong.

Kampuchea và Việt Nam cũng đã phản đối dự án.

Tòa án Hành chính Tối cao Thái Lan tuần này đã đồng ý cứu xét một vụ kiện chống lại thỏa thuận mua điện từ con đập này.

Tổ chức phi chính phủ Những Dòng sông Quốc tế hôm nay ca ngợi quyết định của tòa như “một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tác động xuyên biên giới tai hại mà Ðập Xayaburi có thể gây ra cho hệ sinh thái sông Mekong và dân chúng, bất kể những khẳng định do chính phủ Lào đưa ra trước đó rằng dự án sẽ mang tính bền vững.

Sông Mekong là con sông dài nhất ở Đông nam châu Á, bắt nguồn từ vùng núi ở tỉnh Thanh Hải bên Trung Quốc.

Châu thổ hạ nguồn sông Mekong nuôi sống gần 60 triệu người. Cá của con sông là một nguồn protein quan trọng cho khối dân này. Và phù sa cùng các chất dinh dưỡng ở cửa sông là cấp thiết nền sản xuất của Việt Nam trong vùng châu thổ.

Có các kế hoạch xây dựng tổng cộng 12 dự án thủy điện ở các phần hạ nguồn sông Mekong. Những người ủng hộ nói các dự án này là cấp thiết cho khu vực đang phát triển mạnh và sẽ giúp gỉảm thiểu tình trạng nghèo khó.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG