Đường dẫn truy cập

LHQ: Châu Á-Thái Bình Dương đối mặt nhiều thảm họa


Cac chuyên gia thảo luận về an ninh mạng và đối phó với thiên tai ở châu Á tại Trung tâm Wilson ngày 13/9/2017.
Cac chuyên gia thảo luận về an ninh mạng và đối phó với thiên tai ở châu Á tại Trung tâm Wilson ngày 13/9/2017.

Thiên tai sẽ tàn phá nhiều hơn tại châu Á-Thái Bình Dương, nơi một người dân bị ảnh hưởng nhiều hơn cư dân các khu vực khác gấp 5 lần, theo cảnh báo từ Liên hiệp quốc ngày 10/10.

Liên hiệp quốc kêu gọi các nước trong khu vực đầu tư vào các kế hoạch phục hồi.

Là nơi cư ngụ của 60% dân số thế giới, châu Á-Thái Bình Dương là vùng dễ xảy ra thiên tai nhất trên toàn cầu.

Năm ngoái, lụt lội, bão và thời tiết khắc nghiệt đã làm 4.987 người thiệt mạng và ảnh hưởng tới khoảng 34,5 triệu người, theo Phúc trình Thảm họa châu Á-Thái Bình Dương 2017.

Những quốc gia nghèo và có lợi tức trung bình thấp là những nước ít có khả năng chuẩn bị đáp ứng với những thiệt hại do thời tiết gây ra, có tỉ lệ tử vong do thảm họa thiên tai cao gấp 15 lần các nước giàu trong cùng khu vực châu Á, theo phúc trình do Ủy ban Kinh tế Xã hội của Liên hiệp quốc phụ trách khu vực châu Á (ESCAP) công bố.

Thảm họa có thể có “những ảnh hưởng sâu rộng lên đời sống” và gây thêm những bất lợi cho những người vốn dễ bị tổn hại, nhiều người sống tại những vùng nông thôn, làm cho nhiều người rơi vào cảnh nghèo khó, vẫn theo phúc trình.

Thêm vào những thiệt hại về nhân mạng, nghiên cứu của ESCAP cho thấy từ năm 2015 đến 2030, 40% thiệt hại kinh tế toàn cầu do thảm họa sẽ xảy ra tại châu Á-Thái Bình Dương.

“Nghiên cứu cũng cho thấy là thiên tai trong tương lai có thể có khả năng hủy hoại lớn hơn nữa,” ESCAP nói.

Vẫn theo Ủy ban, nguy cơ xảy ra thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra chắc chắn sẽ gia tăng tại châu Á.

Các nguy cơ thảm họa đó bao gồm các đợt nóng đe dọa đến tính mạng con người, lụt lội và hạn hán tệ hại hơn nữa, bão nhiệt đới mạnh và thường xuyên hơn, cùng những trận mưa mùa lớn tại Đông Á và Ấn Độ.

Người đứng dầu ESCAP, bà Shamshad Akhtar, thúc đẩy các nước san bằng các khoảng cách trong kế hoạch đối phó với thảm họa thiên tai

Theo phúc trình, những nước đối mặt với những thiệt hại về kinh tế lớn nhất do thảm họa gây ra là những nền kinh tế lớn nhất trong vùng như Nhật Bản và Trung Quốc.

Tuy nhiên những nước kém phát triển và những đảo quốc nhỏ có thể bị tổn hại nặng nề nhất, mất khoảng từ 2,5% và 4% tổng sản lượng nội địa hàng năm.

ESCAP nói xây dựng khả năng phục hồi thảm họa mau chóng vào những kế hoạch phát triển nông nghiệp rất quan trọng vì các cuộc nghiên cứu cho thấy hầu hết người nghèo tại châu Á-Thái Bình Dương là nông dân tại những khu vực nông thôn.

“Điều thiết yếu là cải thiện đời sống và giảm bớt nghèo đói,” phúc trình nói.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG