Đường dẫn truy cập

Niềm tin giúp kinh tế Việt Nam khởi sắc trong năm 2015?


Nhân viên kiểm tra hóa đơn của khách hàng bên trong siêu thị ở Hà Nội, ngày 12/10/2015.
Nhân viên kiểm tra hóa đơn của khách hàng bên trong siêu thị ở Hà Nội, ngày 12/10/2015.

Người đứng đầu Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam hôm nay nhận định rằng “niềm tin được củng cố tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng trong trung hạn” của Việt Nam.

Trong báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của World Bank, nhận định thêm rằng “đây là thời điểm thích hợp để củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm khoảng đệm chính sách thông qua những nỗ lực kiên quyết để kiềm chế sự mất cân đối tài khóa và giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại của khu vực ngân hàng”.

Ông Võ Trí Thành, nguyên Viện phó Viện quản lý Kinh tế Trung ương, đồng ý với bà Kwakwa. Ông nói thêm với VOA Việt Ngữ:

"Niềm tin đầu tiên là việc kinh tế vĩ mô ổn định hơn là thấy rất rõ. Niềm tin là đồng tiền Việt Nam không bị mất giá như trước đây. Niềm tin rằng là đà phục hồi này đang có cơ hội mới, đặc biệt là cơ hội Việt Nam mở rộng cánh cửa hội nhập, và một phần nào đấy đang có những nỗ lực cải thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. Thế nhưng mà tôi cho rằng cái quan trọng nhất của niềm tin vừa qua là thấy rằng cái việc chuyển hướng chính sách của chính phủ không phải chỉ là lời nói, mặc dù thành tựu thì vẫn còn ở phía trước, và những việc làm được vẫn đang dang dở.”

Niềm tin đầu tiên là việc kinh tế vĩ mô ổn định hơn là thấy rất rõ. Niềm tin là đồng tiền Việt Nam không bị mất giá như trước đây. Niềm tin rằng là đà phục hồi này đang có cơ hội mới, đặc biệt là cơ hội Việt Nam mở rộng cánh cửa hội nhập, và một phần nào đấy đang có những nỗ lực cải thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.
Ông Võ Trí Thành, nguyên Viện phó Viện quản lý Kinh tế Trung ương, nói.

Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam trong năm 2015 “đã ứng phó tương đối tốt” trước những biến động của môi trường kinh tế bên ngoài với tăng trưởng GDP ước tính đạt mức 6,5% trong năm nay.

Mức tăng trưởng được coi là đáng khích lệ này đạt được trong đầu năm nay phần nhiều là do “tăng tổng cầu trong nước giờ gia tăng đầu tư và tiêu dùng cá nhân”.

Theo báo cáo của World Bank, điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi hơn đã giúp duy trì ổn định hệ thống ngân hàng.

Về ngoại thương, kết quả xuất khẩu của Việt Nam vẫn được duy trì với tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo, nhất là các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại, điện tử và máy tính.

Kinh tế gia Võ Trí Thành cũng cho rằng nhìn chung kinh tế của Việt Nam năm nay có nhiều điểm khởi sắc. Ông nói tiếp:

“Năm 2015 thấy rất rõ, một là, kinh tế vĩ mô có nhiều điểm tích cực hơn: lạm phát, dự trữ ngoại tệ, tính ổn định tương đối của nền kinh tế. Nhưng mà nếu bảo vững chắc chưa? Thì chắc là chưa, bởi vì nó còn có các vấn đề về ngân sách, về nợ công, về hệ thống ngân hàng. Thứ hai là vấn đề hồi phục kinh tế nó cũng rõ nét hơn, thể hiện qua con số tăng trưởng nó lên dần, ví dụ năm 2015 tăng trưởng khoảng 6,5 – 7,7%, dù vẫn dưới tiềm năng của Việt Nam, nhưng mà cao hơn khá đáng kể so với 2 – 3 năm trước. Cái mà có lẽ là điểm sáng rõ nét nhất, tức là việc tham gia của Việt Nam vào các tiến trình hội nhập, các cam kết vào hội nhập rất là sâu và rộng với các đối tác rất là lớn trên thế giới, và đối tác lớn của Việt Nam.”

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, triển vọng trung hạn của Việt Nam là tốt đẹp, và dự kiến đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì và lạm phát sẽ ở mức thấp.

Năm 2015 thấy rất rõ, một là, kinh tế vĩ mô có nhiều điểm tích cực hơn: lạm phát, dự trữ ngoại tệ, tính ổn định tương đối của nền kinh tế. Nhưng mà nếu bảo vững chắc chưa? Thì chắc là chưa, bởi vì nó còn có các vấn đề về ngân sách, về nợ công, về hệ thống ngân hàng. Thứ hai là vấn đề hồi phục kinh tế nó cũng rõ nét hơn, , thể hiện qua con số tăng trưởng nó lên dần.
Ông Võ Trí Thành nói.

Tuy nhiên, World Bank cho rằng tốc độ tái cơ cấu chậm có thể gây rủi ro đối với tiềm năng tăng trưởng trung hạn, và những trì hoãn trong việc thắt chặt tài khoá sẽ làm ảnh hưởng tới mức độ bền vững của nợ công.

Ngoài ra, báo cáo còn cho rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Việt Nam.

“Hiệp định TPP mới hoàn tất gần đây sẽ không chỉ cải thiện tiếp cận thị trường, mà còn là một nhân tố quan trọng cho giai đoạn tiếp theo của các cải cách cơ cấu tại Việt Nam”, ông Sandeep Mahajan, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, chia sẻ.

Là thành viên có mức thu nhập GDP trên đầu người thấp nhất trong TPP, Việt Nam có những lợi thế so sánh đặc biệt mà các thành viên khác không có, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng nhiều lao động.

Ngân hàng Thế giới cho rằng các kết quả mô phỏng cho thấy trong vòng 20 năm tới TPP sẽ đóng góp thêm 8% GDP của Việt Nam, 17% giá trị xuất khẩu thực tế và 12% năng lực sản xuất. Mặc dù sẽ có nhiều thách thức, nhưng tác động chung của TPP đối với Việt Nam là tích cực.

Theo nhận định của các chuyên gia, thỏa thuận mậu dịch lớn nhất trong nhiều thập kỷ mà Hà Nội và 11 đối tác ký kết tháng trước cũng mang lại hy vọng về khả năng Việt Nam sẽ thoát khỏi cái bóng của nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết từng nhận định với VOA Việt Ngữ rằng TPP “sẽ là một cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường buôn bán với một số ưu đãi nhất định cũng như đỡ lệ thuộc hơn vào một số nền kinh tế khác”, trong đó có Trung Quốc.

Truyền hình vệ tinh VOA 1/12/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG