Đường dẫn truy cập

Phát triển dược phẩm chậm đối với các bệnh bị xao lãng


Nhà máy của Sanofi Pasteur sản xuất vắc xin Panenza ngừa vi rút H1N1
Nhà máy của Sanofi Pasteur sản xuất vắc xin Panenza ngừa vi rút H1N1
Trong số 859 loại dược phẩm và thuốc chủng ngừa được chấp thuận cho tất cả các chứng bệnh trong thập niên vừa qua, chỉ có 37 loại dành cho các chứng bệnh bị xao lãng như sốt rét, lao, chagas, bệnh ngủ và các bệnh do nghèo khó khác.

Một cuộc khảo cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Global Health nêu bật điều mà các tác giả gọi là “sự mất quân bình gây chết người: trong công tác khảo cứu và điều trị các bệnh nhân nghèo nhất thế giới.

Các chứng bệnh bị xao lãng - phổ biến chủ yếu ở các nước nghèo - chiếm hơn 11% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu, và là nguyên do hàng đầu gây tử vong, khuyết tật kinh niên và nghèo khó.

Xem xét tiến bộ mới đây hướng tới việc phòng chống các chứng bệnh này, các nhà khảo cứu thuộc chương trình Dược phẩm dành cho các chứng bệnh bị xao lãng, tổ chức Y sĩ Không biên giới, và các tổ chức y tế khác nhận thấy chỉ có một số ít các cuộc thử nghiệm lâm sàng được xúc tiến hoặc đang khai triển.

Các tác giả thừa nhận rằng các công ty dược phẩm và kỹ thuật sinh học có rất ít chương trình tài chính đầu tư vào các ngân khoản Nghiên cứu và Phát triển trong việc tìm ra các phương pháp điều trị hay chữa khỏi các chứng bệnh bị xao lãng, và nêu ra một sự thất bại về chính sách công cộng để khuyến khích việc này.

Họ đi đến kết luận rằng “Bất kể sự chú ý chính trị đáng kể hướng tới gánh nặng các bệnh bị xao lãng, chúng ta không phát hiện được bằng chứng nào về sự cải thiện đáng kể trong hoạt động khảo cứu và phát triển so với các thập niên trước.”

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG