Đường dẫn truy cập

Philippines tìm cách ngưng các hoạt động khai thác ở Biển Ðông


Bộ Quốc phòng Philippines xác nhận những cuộc trinh sát cho thấy Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động lấp biển trong khu vực xung quanh đảo Johnson South mà Việt Nam gọi là đảo Gạc Ma. (Ảnh chụp ngày 25/2/2014).
Bộ Quốc phòng Philippines xác nhận những cuộc trinh sát cho thấy Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động lấp biển trong khu vực xung quanh đảo Johnson South mà Việt Nam gọi là đảo Gạc Ma. (Ảnh chụp ngày 25/2/2014).

Tuần này, Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á dự trù một lần nữa tìm cách đạt được tiến bộ trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở Biển Ðông. Trong một cuộc họp cấp bộ trưởng và diễn đàn khu vực ở thủ đô Naypiydaw của Miến Ðiện, Philippines tuyên bố sẽ đề xuất một sự đình chỉ tạm thời đối với mọi hoạt động khai thác tại những nơi có tranh chấp trong vùng Biển Ðông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain gửi về bài tường thuật sau đây.

Bộ Ngoại giao Philippines gọi đây là một “Kế hoạch 3 Hành động”. Phát ngôn viên của Bộ, ông Charles Jose nói khái niệm đằng sau kế hoạch 3 gọng kìm này là “giải quyết các hoạt động khiêu khích và gây mất ổn định trong khu vực.”

Phần đầu trong kế hoạch yêu cầu tất cả các bên thực thi thỏa thuận 2002 không mang tính ràng buộc gọi là “Tuyên ngôn về Ứng xử”, hay DOC, kêu gọi tất cả các bên tự chế trong các hoạt động có thể làm leo thang các tranh chấp lãnh hải trong vùng Biển Ðông.

“Về đường lối cấp thời, chúng tôi kêu gọi thực thi DOC đầy đủ và hữu hiệu, và đẩy nhanh việc kết thúc bộ quy tắc ứng xử. Và về đường lối chung quyết, trong trường hợp của Philippines, chúng tôi theo đuổi vụ trọng tài mà chúng tôi đã đệ trình chống lại Trung Quốc.”

Các cuộc thương nghị đã bị khựng lai lâu nay về việc chung quyết “Bộ Quy tắc Ứng xử” ở vùng biển Hoa Nam, có thể cung cấp một khung sườn mang tính ràng buộc về pháp lý để ngăn tránh xung đột và giải quyết các tranh chấp. Nhưng Trung Quốc chưa hề ủng hộ một thỏa thuận khu vực nào, thay vì nhấn mạnh sẽ đối phó với các vụ tranh chấp lãnh hải trên căn bản từng nước một. Việt Nam, Brunei, Malaysia và Ðài Loan cũng nhận chủ quyền vùng biển giàu tài nguyên và nhiều tàu bè qua lại này.

Nay sau nhiều tháng căng thẳng về việc Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền các vỉa đá mà Philippines nhận là của mình, cũng như hoạt động khoan dầu của Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa, mà Việt Nam nhận chủ quyền, giới hữu trách ở Manila nói họ muốn tạm đình chỉ tất cả các hoạt động như thế cho đến khi các tranh chấp có thể được giải quyết.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nói việc tạm đình chỉ này sẽ kiểm soát các hoạt động như khoan dầu gần những nơi có tranh chấp hay việc mở rộng các cơ sở qua công tác tái khẳng định chủ quyền.

Trong khi đó, Philippines vẫn theo đuổi vụ đưa Trung Quốc ra trước một phiên tòa trọng tài của Liên Hiệp Quốc phân xử việc Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển. Giới hữu trách ở Manila đã đưa đơn kiện vào năm 2013, và mùa xuân vừa rồi, đã đệ trình gần 4 ngàn trang tài liệu để hỗ trợ cho đơn kiện.

Bắc Kinh bác bỏ vụ trọng tài này và chưa bày tỏ phản ứng trước vụ này. Tòa Trọng tài Thường trực đã đưa ra kỳ hạn tháng 12 để Trung Quốc đệ trình tài liệu.

Ông Rommel Banlaoi đứng đầu Viện Nghiên cứu Hòa bình, Bạo lực và Khủng bộ của Philippines. Ông nói trong số 5 nước đòi chủ quyền chống lại với Trung Quốc thì có nhiều phần chắc nhất là Việt Nam sẽ ủng hộ Philippines. Nhưng đó không phải là một bảo đảm.

“Việt Nam đang có nhiều hoạt động khai thác hơn. Thực ra, theo tôi quan sát, Việt Nam còn có nhiều hoạt động đòi chủ quyền hơn so với Trung Quốc.”

Ông Banlaoi nói những nước nhận chủ quyền đều có quyền khai thác và duy trì các lãnh thổ mà họ nắm quyền kiểm soát, chừng nào mà các hoạt động đó không mang mục đích quân sự. Ông nói tạm ngưng các hoạt động này có thể nhận được một phản ứng tiêu cực từ bên trong Việt Nam.

Hơn nữa, theo ông Trung Quốc muốn nhìn thấy trước hết việc thực thi đầy đủ thỏa thuận không mang tính bắt buộc trước khi tiến tới bất kỳ bộ quy tắc có tính bắt buộc về mặt pháp lý.

Ông Banlaoi cho rằng còn lâu mới đánh giá được các giá trị và ảnh hưởng của đề nghị trước khi ASEAn cò thể đi tới bất kỳ thỏa thuận nào về đề nghị đó.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Jose nói Ngoại trưởng Albert del Rosario mới đây đã kết thúc điều văn phòng của ông gọi là các cuộc họp tích cực với các đối tác ở Việt Nam, Brunei, và Indonesia để cổ động cho kế hoạch.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG