Đường dẫn truy cập

TT Obama lên đường công du Đông Nam Á vào thứ Bảy


Պատկերներ Ուկրաինայից
Պատկերներ Ուկրաինայից
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang hướng sự chú ý của ông tới vấn đề ngoại giao với các nước châu Á, Vào ngày thứ Bảy sắp tới, ông sẽ khởi sự một cuộc hành trình sẽ đưa ông tới Thái Lan, Miến Điện và sau đó Campuchia để dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

Tổng Thống Obama sẽ đến thăm ba quốc gia đang trải qua tiến trình thay đổi chính trị, tất cả đều là những tác nhân trong một khu vực đã trở thành trọng tâm trong chính sách tái cân bằng kinh tế, quyền lợi chính trị và an ninh của Hoa Kỳ.

Tại Bangkok, ông sẽ gặp Thủ tướng Yingluck Shinawatra để nêu bật các quan hệ lịch sử bao gồm quan hệ hợp tác quân sự sâu rộng đã được duy trì suốt nhiều thập kỷ.

Hôm thứ Hai, ông Obama sẽ trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ đến thăm Miến Điện, nơi mà một tiến trình mong manh chuyển sang dân chủ đang được xúc tiến, mặc dù nước này vẫn nằm dưới quyền thống trị của quân đội.

Ông cũng ghé thăm Campuchia, nơi mà chính phủ của Thủ tướng Hun Sen phải đối mặt với những lời chỉ trích về những cáo buộc vi phạm nhân quyền và các chiến thuật độc tài.

Thắng lợi của ông Obama trong chiến dịch vận động để được tái cử đã trao thêm sức mạnh chính trị cho ông, và theo nhận định của ông Michael Green thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, thì cùng lúc đã trao cho Tổng Thống Obama một cơ hội để tiếp tục xác định chính sách của Hoa Kỳ chuyển trọng tâm sang châu Á. Ông Green nói:

"Thái Lan là một nền dân chủ đang gặp vấn đề. Campuchia nằm dưới một hệ thống cai trị độc tài nơi chính sách đàn áp ngày một tăng. Và Miến Điện thì đang cố gắng chuyển biến, nhưng vẫn rất không hoàn hảo. Do đó mà đối với tôi, Tổng Thống Obama sẽ trình bày sự thể này như thế nào, chuyển trọng tâm chính sách từ đen sang trắng, hay là chúng ta đang ở giai đoạn đúng tại nơi nó đang chuyển màu."

Tại Miến Điện, Tổng Thống Obama sẽ gặp nhà dân chủ và cũng là thành viên quốc hội Miến điện Aung San Suu Kyi. Buổi gặp gỡ mới nhất giữa nhà lãnh đạo Mỹ và bà Suu Kyi là tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng Chín vừa rồi.

Hoa Kỳ đã nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Miến điện. Các công ty Mỹ đang thận trọng nghiên cứu môi trường đầu tư.

Tuy nhiên, Washington tỏ thái độ thực tiễn về những thách thức trước mắt.

Bà Samantha Power, cố vấn về nhân quyền chủ yếu của Tổng thống Obama, nói rằng chuyến đi thăm này đã được hoạch định để Hoa Kỳ đưa ra một khẳng định rõ ràng, rằng Mỹ ủng hộ những biện pháp cải cách tiếp theo:

"Qua chuyến đi thăm ở tầm cao như thế này, chúng ta sẽ có một cơ hội để đánh đi những thông điệp quan trọng về những bước kế tiếp mà Miến điện cần phải thực hiện trên con đường cải cách, và những cơ hội có được nhờ khoảng không gian đã mở ra."

Các tổ chức nhân quyền muốn Tổng Thống Obama lên tiếng một cách mạnh mẽ về sự cần thiết phải phóng thích thêm tù chính trị, và cải thiện cách đối xử với các dân tộc thiểu số.

Ông Frank Jannuzi đứng đầu văn phòng Washington của Tổ chức Ân xá Quốc tế, phát biểu:

"Điều quan trọng là tất cả các bước đã thực hiện tại Miến điện cho tới nay, hãy còn mong manh và vẫn có thể bị lật ngược, do đó tổng thống Obama và chính quyền của ông cần phải vạch ra phương hướng, và bằng bất cứ giá nào, họ không nên tuyên bố là đã hoàn thành mục tiêu tại Miến điện".

Những tranh chấp về Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, bao trùm Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Campuchia, chặng dừng chân cuối của Tổng thống Obama.

Ông Chris Johnson, trước đây là một nhà phân tích về Trung Quốc hàng đầu của CIA, nói áp lực của Trung Quốc đối với Campuchia và các nước ASEAN hồi đầu năm nay vẫn tiếp tục có ảnh hưởng.

"Trung Quốc đã chọn sử dụng công cụ thô bạo nhất có thể dùng để tăng sức ép, đó là ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Bắc Kinh đối với Campuchia, và những điểu nổi bật đối với tôi, ít nhất tại điểm khởi đầu của vụ việc, là Trung Quốc dường như đã không nhận thức được hậu quả tiêu cực chắc chắn xảy ra trong nội ASEAN, nhưng cũng xảy ra bên ngoài khu vực nữa".

Các giới chức Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng Thống Obama sẽ gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda.

Các nhà lãnh đạo khu vực quan tâm không chỉ về bế tắc tài chính ở Hoa Kỳ còn được gọi là vách đá tài chính, nhưng còn quan tâm về những nhân vật mà Tổng thống Obama sẽ đề cử để thay thế Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton, người đã để lại dấu ấn lớn trên chính sách về Châu Á của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ Tổng Thống đầu tiên của ông Obama.

VOA Express

XS
SM
MD
LG