Đường dẫn truy cập

TQ ‘khó khăn’ với thực phẩm nhập khẩu từ Mỹ, EU


Một công nhân xếp các thùng cà chua tại một nhà kho ở miền Nam Romania, 20/8/2014.
Một công nhân xếp các thùng cà chua tại một nhà kho ở miền Nam Romania, 20/8/2014.

Mỹ và EU, những bạn hàng lớn của Trung Quốc, đưa giới chức hàng đầu phụ trách tiêu chuẩn thực phẩm của Liên hiệp quốc sang Trung Quốc trong nỗ lực cuối cùng nhằm thuyết phục giới hữu trách nước này rút lui kế hoạch kiểm soát gắt gao thực phẩm nhập khẩu, kể cả những mặt hàng ít rủi ro về chất lượng an toàn như rượu và sô-cô-la.

Theo quy định sắp có hiệu lực từ tháng 10, mỗi lô hàng thực phẩm phải có giấy chứng nhận từ một nhà kiểm tra nước ngoài xác nhận đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Trung Quốc. Các nước khác đòi hỏi các cuộc kiểm tra này chỉ yêu cầu áp dụng với các mặt hàng như thịt hay sản phẩm từ sữa.

Điều này gây báo động các nhà cung cấp vốn xem Trung Quốc là thị trường tăng trưởng cho các sản phẩm như nước trái cây, thức ăn vặt, rượu Pháp, sô-cô-la Đức, mì Ý, và nước cam Australia.

“Điều này có thể giảm lượng thực phẩm nhập khẩu Trung Quốc đáng kể. Dường như động thái này nhằm bảo vệ các nhà sản xuất Trung Quốc nhiều hơn là vì an toàn thực phẩm,’ đại sức Đức tại Bắc Kinh, Michael Clauss, nhận xét.

Washington và EU nói luật lệ của Trung Quốc có thể làm gián đoạn hàng tỷ đô la thương mại. Quy định này cũng có thể thổi bùng căng thẳng với chính quyền của Tổng thống Donald Trump, người đã cam kết sẽ tăng thuế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và EU.

Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế của Liên hiệp quốc sẽ tham dự hội thảo với các giới chức Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 6/4 để giải thích các tiêu chuẩn cặn kẽ.

Các tham dự viên định đề nghị những biện pháp thay thế như cho Bắc Kinh tiếp cận các thông tin điện tử để biết được các nguồn xuất hàng.

Giới chức Mỹ, EU, Canada, New Zealand, Australia, Argentina, Chile và các chính phủ khác đã gửi thư tới cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm của Trung Quốc bày tỏ quan ngại, nói rằng các luật lệ mới của Trung Quốc sẽ là gánh nặng đối với các nhà cung cấp nước ngoài và phung phí các nguồn lực kiểm tra vốn chỉ nên tập trung vào các sản phẩm có nguy cơ vi phạm.

Các nhà cung cấp phàn nàn rằng Bắc Kinh đã dùng các luật lệ an toàn vi phạm cam kết mở cửa thị trường của chính họ.

Quy định của Trung Quốc được đưa ra giữa hàng loạt các tai tiếng của các nhà cung cấp Trung Quốc với các vụ sữa nhiễm độc, cùng các mặt hàng thực phẩm kém chất lượng khác.

Theo AP

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG