Đường dẫn truy cập

Các lãnh đạo vùng Vịnh thảo luận vụ tranh chấp biển đảo giữa UAE-Iran


M23 rebel fighters are seen walking up a hill overlooking Goma, six kilometers from the center of the eastern Congo city, December 3, 2012.
M23 rebel fighters are seen walking up a hill overlooking Goma, six kilometers from the center of the eastern Congo city, December 3, 2012.

Các vị ngoại trưởng của 6 quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đang mở một cuộc họp khẩn tại Doha trong ngày hôm nay để thảo luận về một vụ tranh chấp lãnh thổ đang diễn tiến giữa Iran và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, tức UAE, mà một số người tin rằng có thể đề ra một mối đe dọa cho nền an ninh quốc tế. Các cuộc đàm phán diễn ra tiếp theo một chuyến thăm của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đến Abu Musa, một hòn đảo trong vùng Vịnh BA Tư hiện do Iran chiếm đóng, nhưng UAE cũng đòi chủ quyền.

Các cơ quan truyền thông nhà nước Iran cho hay ông Ahmadinejad đã đến lãnh thổ đang trong vòng tranh chấp hồi tuần trước để giải quyết các vấn đề quốc nội.

Abu Musa là một trong 3 hòn đảo mà cả Iran và UAE đều nhận chủ quyền nằm gần Eo biển Hormuz, con kênh chiến lược mà gần 1/5 khối lượng cung ứng dầu hỏa được tầu bè chở ngang qua.

Trước đây trong năm nay, Iran đã dọa đóng cửa eo biển này để đáp lại các biện pháp trừng phạt nhắm vào chương trình hạt nhân của họ. Các chuyên gia phân tíhc nói rằng nếu thực hiện lời đe dọa, thì có phần chắc Iran sẽ sử dụng binh sĩ đồn trú trên đảo Abu Musa.

Trước cuộc họp hôm nay, Ngoại trưởng UAE Sheikh Abdullah bin Zayed al-Nahyan đã kêu gọi Tehran chấm dứt việc “chiếm đóng” các hòn đảo, và nói rằng có phần chắc là các hậu quả sẽ “không thể được kiềm chế bởi cả Iran lẫn UAE” nếu như sự bất đồng kéo dài thêm nữa. Tuy nhiên, các giới chức Iran nói chủ quyền đất nước của họ là điều “không thể thương lượng được.”

Giáo sư môn khoa học chính trị tại trường đại học UAE, ông Abdulkhaleq Abdulla dự kiến việc ông Ahmadinejad ghé qua Abu Musa sẽ là một khúc quanh trong vụ đối đầu này.

Giáo sư Abdulla cho rằng UAE nay sẽ thay đổi đường lối. Thông thường UAE vẫn theo một đường lối ngoại giao, trầm tĩnh và ôn hòa hơn. Từ nay trở đi, ông cho rằng tất cả các phương án sẽ mở ra cho UAE.

Iran đã chiếm đóng 3 hòn đảo kể từ năm 1971, nhưng mới đây đã đồng ý mở các cuộc thương nghị song phương với UAE để giải quyết vụ tranh chấp.

Ông Sheikh Abdullah cho hay các hành động mới đây của tổng thống Iran gây phương hại cho thỏa thuận và đào sâu thêm mối nghi ngờ giữa Iran và các lân quốc.

Các nước Ả Rập Sunni trong vùng Vịnh đã ngày càng tỏ ra lo ngại hơn về nước Iran Shia và lên án nước này là xúi giục bất ổn ở Bahrain để bành trướng thế lực trong khu vực.

Tehran phủ nhận những lời cáo buộc, nhưng ngày càng chỉ trích việc Bahrain trấn át người Shia biểu tình, và thậm chí xây cả một tượng đài giống y như công trường Pearl ở Abu Musa. Bị chính phủ phá hủy, tượng đài nguyên thủy này đã trở thành biểu tượng của phong trào chống đối ở Bahrain.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Iran và các nước Ả Rập láng giềng, ông David Roberts, phó giám đốc Viện Dịch vụ Hoàng gia Thống nhất về Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng ở Qatar, gợi ý rằng các vấn đề khu vực khác sẽ mau chóng làm lu mờ cuộc tranh chấp lãnh thổ của UAE với Iran.

Theo ông Roberts, trong bối cảnh các lập luận tranh chấp mà chúng ta đang bàn tới này, và do đó, trong bối cảnh các căng thẳng còn đang ở mức độ khá cao, ông không thấy rằng có đủ chỗ cho một cuộc thảo luận hợp lý và vừa phải hơn.

Ông Abdulla cũng tỏ ra nghi ngờ về một giải pháp có thể có được trong tương lai gần.

Ông Abdulla dự kiến những ngày sắp tới sẽ là một khoảng thời gian rất khó khăn cho mối bang giao giữa UAE và Iran và mối quan hệ giữa UAE và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, và do đó năm 2012 sẽ không phải là một năm dễ dàng cho bất kỳ bên nào.

UAE đã hối thúc Tehran đưa vụ tranh chấp đảo ra trước Tòa án Công lý Quốc tế ở La Haye.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG