Đường dẫn truy cập

Việt Nam sắp ra chỉ thị mới ‘tăng cường kỷ luật’ chống dịch Covid-19


Một điểm cách ly ở Tp. Hồ Chí Minh. Photo Báo Dân tộc
Một điểm cách ly ở Tp. Hồ Chí Minh. Photo Báo Dân tộc

Hôm 15/7, truyền thông Việt Nam loan tin Chính phủ sẽ ban hành chỉ thị mới về chống dịch COVID-19 sau khi Bộ Y tế nêu lên những quan ngại về sự xuất hiện của biến chủng Delta có khả năng lây lan rộng theo chùm, qua không khí.

Các trang báo như Tuổi Trẻ, Zing, Vietstock... loan tin như trên về một dự thảo chỉ thị đối với công tác phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam, theo đó sẽ “tăng cường kỷ luật chống dịch, cấp dưới phải tuyệt đối chấp hành chỉ đạo của cấp trên,” đối với địa bàn nguy cơ rất cao “áp dụng phong tỏa, cách ly y tế tập trung, giãn cách xã hội” và tiếp tục thực hiện theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Trang Lao Động cho biết dự thảo chỉ thị nêu cao việc “thực hiện nghiêm” phương châm “4 tại chỗ”, bao gồm “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.”

Bộ Y tế đánh giá đợt dịch bùng phát hiện tại “có quy mô lớn, nhiều nguồn lây, nhiều chủng, ổ dịch, đặc biệt sự xuất hiện biến chủng Delta lây lan rất nhanh, nguy hiểm, làm tăng ca bệnh nặng,” theo trang Thanh Niên.

Thông tin này được đưa ra sau một tuần kể từ khi thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố sau đợt bùng phát mạnh, gây ra những hoang mang và ý kiến trái chiều về cách chính quyền ứng phó với dịch bệnh.

Một điểm lấy mẫu xét nghiệm ở Tp. HCM.
Một điểm lấy mẫu xét nghiệm ở Tp. HCM.

Hiện tại thành phố đông dân nhất Việt Nam đang cách ly hơn 51 ngàn người, trong đó có hơn 14.500 người đang cách ly tập trung, hơn 37.000 trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi lưu trú, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC).

Từ ngày 9/7, TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng trong vòng 15 ngày để ngăn chặn, kiểm sóat dịch bệnh Covid-19.

Theo Bác sĩ Đinh Đức Long ở Tp. HCM, Chỉ thị 16 mà thành phố đang áp dụng có những khiếm khuyết và ông kỳ vọng rằng chỉ thị mới của Thủ tướng sẽ kịp thời điều chỉnh những khiếm khuyết này.

Bác sĩ Long nói:

“Tôi nghe Thủ tướng sắp ra chỉ thị mới, tôi hy vọng rằng ông ấy sẽ điều chỉnh Chỉ thị 16 vì nó có dấu hiệu vi phạm Hiến pháp.”

Từ Đà Nẵng, ông Bùi Tuấn Lâm, nêu nhận định:

“Về phương pháp chống dịch của nhà nước trong đợt này thì tôi thấy có những bất cập.”

Từ Hà Nội, ông Nghĩa Vi Toàn, nói với VOA về các cách ứng phó với đại dịch hiện nay của chính quyền Việt Nam:

“Không thể chống dịch theo kiểu này được! Chống dịch theo kiểu này là không khoa học rồi! Chúng ta không thể đi truy từng nơi các F0, F1 được, chẳng bao giờ nó hết đâu.

“Bây giờ phải dùng chiến thuật thôi. Bây giờ toàn dân phải xem như trong người mình đã có ít nhất một con covid. Chúng ta phải thực hiện một cách toàn diện. Chứ đừng cách ly như thế. Cách ly như thế đâm ra xâm phạm quyền tự do của nhân dân và nó vô lý lắm.”

COVID lan nhanh tại Việt Nam, hơn 1.700 ca/ngày
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:08 0:00

Bác sĩ Phan Xuân Trung ở Tp. HCM nêu quan ngại về việc chính quyền cách ly trẻ em trong điều kiện không đảm bảo y tế. Ông viết trên Facebook hôm 14/7: “Tôi yêu cầu chính quyền trả các cháu bé F1, F0 về với gia đình ngay lập tức. Không nhân danh bất cứ điều gì để bắt các cháu bé vô trại cách ly. Không giường nằm, không bác sĩ, sốt không có thuốc, đói không có cơm! Một sự vô cảm đáng kinh tởm!”

Tiến sĩ Mạc Văn Trang ở Tp. HCM viết trên Facebook hôm 15/7: “Có lẽ các nhà lãnh đạo tự mãn, chủ quan với thắng lợi chống dịch lúc đầu, đến lúc dịch bùng phát thì … hốt hoảng, dùng các biện pháp duy ý chí “Chống dịch như chống giặc”, thay cho cách làm khoa học, khiến nhiều người dân cũng hoảng loạn!”

VOA Express

XS
SM
MD
LG