Đường dẫn truy cập

World Bank: Ðịnh giá lại đồng Nguyên là cần thiết


World Bank: Ðịnh giá lại đồng Nguyên là cần thiết
World Bank: Ðịnh giá lại đồng Nguyên là cần thiết

Người đứng đầu Ngân hàng Thế giới nói rằng Trung Quốc nên định lại giá chỉ tệ của mình nhưng cho rằng làm như thế không thôi sẽ không giải quyết được tình trạng mất quân bình mậu dịch và tài chính toàn cầu. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick cũng ca ngợi Trung Quốc đã nâng dân chúng nửa tỷ người của họ ra khỏi tình trạng nghèo khó trong 30 năm qua. Từ thủ đô Trung Quốc, thông tín viên VOA Peter Simpson gửi về bài tường thuật sau đây.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick cho biết cơ quan của ông đồng ý với nhiều nhà kinh tế ở Hoa Kỳ và châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF rằng Trung Quốc cần phải cải tổ hối suất của họ để mang lại sự công bằng hơn cho các thị trường thế giới.

Nhưng hôm nay tại Bắc Kinh, ông cảnh báo rằng ngay cả như việc định giá lại một cách đáng kể đồng nguyên, mà Hoa Kỳ và châu Aâu cho là được giữ ở mức thấp một cách giả tạo nhằm đem lại lợi thế bất công về xuất khẩu cho hàng hóa của Trung Quốc – sẽ không phải là một phương thuốc vạn năng cho các tình trạng mất quân bình mậu dịch.

Ông Zoellick nói: “Tôi chia sẻ quan điểm mà IMF đã bầy tỏ rằng việc nâng giá chỉ tệ này là thích đáng. Nhưng điều tôi muốn nêu ra là đây không phải là một giải pháp toàn diện.”

Ông Zoellick nói trọng tâm của các cuộc thảo luận của ông với các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc – kể cả chủ tịch Hồ Cẩm Đào – là làm thế nào để gia tăng mức tiêu thụ của Trung Quốc.

Ông cho biết ông đã thảo luận việc Trung Quốc phải bớt dựa vào xuất khẩu như thế nào để tăng trưởng.

Ông Zoellick nói tiếp: “Sự chuyển biến này sẽ đòi hỏi những thay đổi về cơ chế như giới hữu trách Trung Quốc đã thừa nhận. Các vấn đề cơ chế là những vấn đề cơ bản cần phải giải quyết.”

Ông Zoellick nói đồng thời, phía Mỹ và châu Aâu cũng cần thực hiện những thay đổi về cơ chế đối với các nền kinh tế của họ, và làm ngược lại – nghĩa là tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu bớt đi.

Ông nói hợp tác chứ không phải bảo hộ mậu dịch là điều cần thiết để tránh những chấn động và thiệt hại mới đã gây khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Zoellick phát biểu tại Bắc Kinh vào cuối chuyến thăm của ông để đánh dấu 30 năm quan hệ của Trung Quốc với Ngân hàng Thế giới.

Ông cho biết trong thời gian này Trung Quốc đã tìm cách đưa nửa triệu người ra khỏi tình trạng nghèo khó – đây là con số lớn nhất trong lịch sử.

Nhưng ông cho rằng vẫn còn những khó khăn trước mặt, về xã hội, kinh tế và môi trường, trong lúc Trung Quốc tìm cáhc gia nhập hàng ngũ các nước có thu nhập cao.

Ông Zoellick nói nhờ Trung Quốc mà các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ toàn cầu đã đề ra cách đây 1 thập niên để giúp đưa người nghèo ra khỏi tình trạng nghèo khó sẽ đạt được. Ông cho rằng thế giới cần phải học hỏi Trung Quốc nhiều về việc giảm nghèo.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG