Đường dẫn truy cập

Xung đột ở biên giới Myanmar thử thách Trung Quốc


Chính phủ Myanmar nói ngoài các chiến binh Kokang, Kachin và các nhóm sắc tộc nổi dậy khác, các nhóm sắc tộc nổi dậy khác đã tham gia cuộc chiến, vốn đã gây cảnh thất tán cho hàng chục ngàn người.
Chính phủ Myanmar nói ngoài các chiến binh Kokang, Kachin và các nhóm sắc tộc nổi dậy khác, các nhóm sắc tộc nổi dậy khác đã tham gia cuộc chiến, vốn đã gây cảnh thất tán cho hàng chục ngàn người.

Vào lúc giao tranh tiếp tục ở miền bắc Myanmar, dọc theo biên giới miền nam Trung Quốc, chính phủ ở Bắc Kinh đang chật vật giải quyết luồng người tỵ nạn, cũng như các vấn đề về cách thức chính quyền Trung Quốc nên đáp lại vụ xung đột.

Quân đội Myanmar đã thiết quân luật và công bố tình trạng khẩn trương ở khu vực miền bắc đặc khu Kokang, nhưng việc ấy vẫn chưa chấm dứt được các vụ đụng độ với phiến quân sắc tộc có vũ trang.

Chính phủ Myanmar nói ngoài các chiến binh Kokang, Kachin và các nhóm sắc tộc nổi dậy khác, các nhóm sắc tộc nổi dậy khác đã tham gia cuộc chiến, vốn đã gây cảnh thất tán cho hàng chục ngàn người.

Nhiều người bỏ chạy sang huyện Trấn Khang thuộc tỉnh Vân Nam miền nam, một giao điểm chính gân nơi xảy ra cuộc giao tranh. Cư dân ở đó nói ngoài luồng người tỵ nạn, hiện còn có sự hiện diện hùng hậu của các lực lượng vũ trang ở phía Trung Quốc để duy trì an ninh, tăng thêm căng thẳng.

Vòng giao tranh cuối cùng giữa phe nổi dậy và quân đội Myanmar vào năm 2009 đã dẫn tới việc lật đổ thủ lãnh nổi dậy Bành Giai Sanh. Ông Bành đã trốn tránh nhiều năm, nhưng nay đã trở về và đang tìm cách lấy lại vị thế người đứng đầu vùng tự trị Kokang.

Một số những người đã bỏ trốn đang hy vọng ông có thể làm được việc đó. Ông Triệu làm việc trong một nhà hàng ở huyện Trấn Khang gần biên giới.

Ông nói: “Nhiều người hy vọng ông Bành sẽ thắng cuộc chiến và nói rằng mọi thứ tốt đẹp hơn nhiều trước khi ông bị lật đổ. Họ nói sau khi nhà chức trách Myanmar tiếp quản, họ đã không được đối xử tốt.”

Sự trở về Kokang của ông Bành cũng đã tăng thêm áp lực đối với chính phủ Bắc Kinh, bởi vì thiện cảm mà một số người Trung Quốc có đối với chính nghĩa của ông và sự kiện Kokang là người sắc tộc Trung Quốc. Trước khi bắt đầu cuộc xung đốt mới đây, ông Bành đã dành cho giới truyền thông Trung Quốc những cuộc phỏng vấn và đã gửi một lá thư ngỏ cho người Trung Quốc trên khắp thế giới, kêu gọi họ ủng hộ cho những người anh em ở Kokang.

Bức thư đó và những bức ảnh mới đăng trên mạng cho thấy những người Kokang chết ngoài đường phố đã khơi ra một cuộc tranh luận mang tính dân tộc trên mạng Internet, và một số người đã hối thúc chính phủ Trung Quốc phải có hành động. Một số còn đưa ra những so sánh với Crimea.

Chính phủ Myanmar đã kêu gọi Bắc Kinh ngăn chặn những vụ tấn công phát động ngang qua biên giới.

Nhưng cũng có các dấu hiệu hậu thuẫn từ phía các nhóm sắc tộc khác bên trong Myanmar, một người tỵ nạn nói với đài truyền hình Phượng Hoàng nói tiếng Trung.

Người tỵ nạn này nói lý do vì sao các nhóm khác ủng hộ người Kokang trong cuộc chiến này là “bởi vì chúng tôi không được hưởng sự bình đẳng về sắc tộc.” Ông nói chính phủ Myanmar không chịu cấp thẻ căn cước cho họ và vì thế họ không được tham gia bầu cử.

'Không có lựa chọn nào khác'

Myanmar sẽ tổ chức bầu cử vào cuối năm nay, nhưng nhiều chi tiết còn đang được tính toán. Người sắc tộc Kokang không được coi là công dân Myanmar, nhưng họ có thẻ căn cước được chính phủ cấp. Tuy nhiên, một phán quyết mới đây của quốc hội Myanmar có nghĩa là những thẻ đó sẽ hết hạn vào cuối tháng 3, và những người mang thẻ sẽ không có quyền bầu cử. Chưa rõ liệu luật lệ có được thay đổi trước cuộc bầu cử hay không.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Global Times được đảng Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn hồi cuối năm ngoái, ông Bành Giai Sanh nói các cuộc đàm phán chính trị là phương cách duy nhất để giải quyết các vấn đề của Myanmar ở miền bắc, nhưng ông nói nhóm này có thể không có chọn lựa nào khác ngoài việc tranh đấu. Ông Bành cũng yêu cầu Trung Quốc đóng một vai trò trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp.

Bà Vân Tôn là một giảng viên về Đông Á tại Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Washington DC. Bà nói trong khi các tham vọng của ông Bành tương đối rõ ràng, ông vẫn phải đối mặt với những trở ngại.

Bà nói: “Nhưng vấn đề ở đây là ông Bành Giai Sanh không được chính quyền Myanmar thừa nhận là một lực lượng chính trị hợp pháp vì thế để ông có được cái vốn chính trị, ông sẽ phải bắt đầu bằng một thứ gì đó. Và cuộc tấn công của quân đội ở vùng Kokang rõ ràng nhắm mục tiêu vào việc phục hồi sự kiểm soát đó và dẫn tới một sự hợp pháp chính trị để ông có thể đóng một vai trò.”

Quan hệ giữa Myanmar và Trung Quốc đã trải qua một biến chuyển quan trọng kể từ khi nước còn gọi là Miến Điện bắt đầu tiến hành các biện pháp hướng tới dân chủ. Sự phối hợp giữa việc tái quân bình sự hiện diện của Hoa Kỳ ở châu Á và việc bãi bỏ dự án xây một đập nước lớn ở Myanmar đã khiến một số học giả Trung Quốc tán thành việc giao tiếp thêm với các nhóm sắc tộc ở bên kia biên giới để có thế mạnh.

Nhưng bà Vân Tôn nói ủng hộ phe nổi dậy sắc tộc chống lại chính quyền dường như là điều khó xảy ra, bởi vì Bắc Kinh có những tham vọng lớn hơn về thương mại quốc gia và xuất khẩu năng lượng.

Bà nói thêm: “Do đó, từ quan điểm của Trung Quốc, chính phủ Myanmar có nhiều thứ để cống hiến cho quyền lợi dân tộc của Trung Quốc hơn so với các nhóm sắc tộc ở biên giới. Và nếu Trung Quốc muốn tranh thủ được tình thân hữu của chính phủ Myanmar, thì Trung Quốc không nên theo một lập trường tự liên kết với các nhóm sắc tộc ở biên giới và Trung Quốc không nên cung cấp sự hỗ trợ cho các nhóm này.”

Tuy nhiên, bà nói xét vì bản chất dễ thâm nhập của vùng biên giới và khối lượng giao thương lớn diễn ra ở đó, không thể không nghĩ đến việc một số người ở địa phương có quan điểm khác so với chính quyền trung ương, và họ có thể cung cấp sự hỗ trợ cho những người ở bên kia biên giới.

Bà nói thêm rằng tuy điều này không tiêu biểu cho lập trường của chính phủ trung ương, vẫn chưa rõ được chính phủ Trung Quốc sẽ làm gì để giải quyết các nhu cầu trái ngược nhau.

Miến Điện công bố tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật ở khu vực phía Bắc
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:44 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG