Bất công xã hội đưa đến tự thiêu phản đối

Hòa Thượng Thích Quảng Đức, 73 tuổi, tự thiêu trước mắt hằng ngàn người tại một góc phố ở Sài Gòn, Việt Nam. Trước đó, ông đã loan báo là sẽ cúng dường để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm ngược đãi Phật giáo, 11 tháng Sáu năm 1963 (AP)

Nhân dân nước Tiệp Khắc trước đây tụ tập vào ngày 24 tháng Giêng năm 1969 tại quảng trường Wenceslas ở trung tâm thủ đô Praha, một ngày trước tang lễ của sinh viên Palach. Anh này tự thiêu để phản đối Liên Xô chiếm đóng Tiệp Khắc, 19 tháng 9, 1969. (AFP)

Một thanh niên (Trái) tìm cách cứu cô Aaibunissa (Phải) 26 tuổi, tự thiêu cùng với một người chị trước tòa án đặc biệt ở Karachi. Hai phụ nữ Pakistan này phản đối việc hoãn thi hành án tử hình một đại úy quân đội Pakistan bị kết án tử hình về tội giết cá

Công nhân Chung Jae-Sung của công ty ôtô Hyundai, 34 tuổi, tự thiêu tại thành phố cảng Ulsan để phản đối luật lao động mới của Nam Triều Tiên. Ông Chung bị phỏng đến 90%, 10 tháng Giêng, 1997.(AFP)

Alfredo Ormando, 39 tuổi, tự thiêu trước quảng trường Thánh Phêrô của Vatican, dường như để phản đối chuyện kỳ thị những người đồng tính. Ông bị phỏng đến 90%, 13 tháng Giêng 1998. (Reuters)

Hai cảnh sát viên đi ngang qua khu vực ở Quảng trường Thánh Phêrô, nơi có ông Ormando vừa tự thiêu, sau khi ông được đưa vào bệnh viện. 13 tháng Giêng năm 1998. (Reuters)

Một nhà sư điều chỉnh cờ Tây Tạng trên chiếc xe có di ảnh ông Thupten Ngodup, qua đời vì đau tim sau khi tự thiêu để phản đối nhà chức trách Ấn Độ giải tán nhiều người Tây Tạng tuyệt thực, ngày 29 tháng Tư năm 1998. (AFP)

Ảnh chụp trong nhà của ni cô Palden Choetso vào năm 1998. Ngày 3 tháng 11 năm 2011, ni cô 35 tuổi này đã tự thiêu để phản đối chính sách kềm kẹp tôn giáo của Trung Quốc tại Tây Tạng. Ni cô là một trong 11 người Tây Tạng, đa số là tu sĩ, tự thiêu trong năm

Một người Tây Tạng tự thiêu phản đối cảnh sát Ấn Độ đến giải tán 6 người Tây Tạng đang tuyệt thực để phản đối Trung Quốc chiếm đóng quê hương họ. 27 tháng Tư, 1998. (Reuters)

Ngày 7 tháng Tư, 2004, Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển phát biểu trong buổi lễ vinh danh anh Trần Nam Trung (ảnh phía sau) nhân dịp ngày giỗ thứ 15 của anh. Anh Trần qua đời năm 1989 sau khi tự thiêu để phản đối chính sách giới hạn tự do ngôn luận của

Doanh nhân 50 tuổi, Maksim Lyashenko, người Ukraina tự thiêu trước trụ sở Quốc hội ở Kiev. Ông đã biểu tình trước Quốc hội cả tuần lễ trước đó để đòi cách chức Tỉnh trưởng trong tỉnh ông vì ông này đã “ăn cướp” siêu thị của ông. 8 tháng 7, 2005. (AFP)

Cảnh sát Ấn Độ chở một người tự thiêu vào bệnh viện. Ông này là một trong số hàng ngàn sinh viên y khoa biểu tình để phản đối chính sách của chính phủ đối với sinh viên thuộc giai cấp thấp nhất trong xã hội. 27 tháng 5, 2006. (AP)

Pravin Joshi, 30 tuổi, được điều trị trong bệnh viện bang Gujarat, Ấn Độ. Anh Joshi tự thiêu trong nhà vệ sinh của rạp xi nê, trong lúc đang chiếu bộ phim có nội dung chống đối chuyện xây một con đập trong bang. 12 tháng 6, 2006. (AP)

Cảnh sát Ấn Độ tìm cách dập tắt lửa trên người ông Rajneesh Kumar, tự thiêu ở New Delhi để yêu cầu nhà chức trách giải cứu bà vợ và 3 đứa con ông bị bắt cóc trong bang Utter Pradesh. Ông thoát chết sau khi được điều trị tại bệnh viện. 29 tháng 6, 2006. (A

Dân làng trong bang Madhya Pradesh, Ấn Độ đứng xung quanh chỗ tự thiêu ngày hôm trước của bà Janak Rani, muốn chết theo chồng, khi ông qua đời và được hỏa táng. Tục lệ này đã bị ngăn cấm từ lâu tại Ấn Độ. 22 tháng 8, 2006. (AP)

Dân chúng Nam Triều Tiên biểu tình sau tang lễ của ông Heo Se-uk, 56 tuổi (Ảnh), đã tự thiêu để phản đối các cuộc đàm phán về hiệp định tự do thương mại FTA giữa Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên. Biểu ngữ có nội dung: “FTA là bất hợp pháp.” 18 tháng Tư, 2007. (Re

Công an Trung Quốc vây quanh một nhà sư Tây Tạng sau khi ông này tự thiêu trong tỉnh Tứ Xuyên. Báo chí Trung Quốc nói nhà sư đã được nhập viện, sức khỏe nguy kịch, 27 tháng 2, 2009. (AP)

Một cảnh sát viên Trung Quốc nói chuyện với người đàn ông 41 tuổi, tự thiêu ở thành phố Trùng Khánh và ngọn lửa được dập tắt bằng bình cứu hỏa. Nghe nói ông này sạt nghiệp do cuộc khủng hoảng tài chính. 29 tháng Tư, 2009. (AFP)

Ghodsi, phụ nữ 20 tuổi người Afghanistan được nhập viện sau khi tự thiêu để phản đối gia đình buộc cô phải lấy người chồng lớn tuổi, và sau đó cô nhìn nhận đã ngoại tình với một người trẻ hơn. 17 tháng 8, 2009. (AFP)

Ông Rosen Markov, công dân Bulgari, tự thiêu trước đài truyền hình quốc gia ở Sofa để phản đối đài này có một chương trình bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, 10 tháng 11, 2009. (Reuters)

Yadaiah, sinh viên 19 tuổi của trường đại học Hyderabad trong bang Andhra Pradesh của Ấn Độ tự thiêu để đòi thành lập một nhà nước riêng biệt cho bang. 20 tháng 2, 2010. (AFP)

Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali (Trái) của Tunisia đến thăm Mohamed Bouazizi, người đã tự thiêu để phản đối cảnh sát tịch thu chiếc xe bán rau cải không có giấy phép của anh. Hình được phổ biến ngày 28 tháng 12, 2010. (AP)

Hình của anh Mohamed Bouazizi, người bán rau cải Tunisia, được treo trên cùng tại một đài tưởng niệm các người biểu tình bị giết chết trong các vụ xô xát với lực lượng an ninh sau khi xảy ra vụ tự thiêu. 8 tháng 3, 2011. (AP)

Các tấm ảnh chụp một người Hy Lạp tự thiêu trước cửa một ngân hàng. Ông này đến ngân hàng để xin hoãn nợ cho căn nhà và doanh nghiệp của ông vì đang làm ăn thua lỗ, nhưng đã bị ngân hàng từ chối. 16 tháng 9, 2011. (Reuters)

Parwin, phụ nữ Afghanistan 23 tuổi có 3 con và mang bầu 3 tháng, được điều trị tại bệnh viện sau khi tự thiêu tại nhà vì người chồng làm phu khuân vác đưa cho cô quá ít tiền, và người anh chồng hay đánh đập cô, có lần đã tra điện cô. 8 tháng 10, 2011. (A

Một người Tây Tạng sống lưu vong ở Ấn Độ trương ảnh của Tsewang Norbu, 29, một nhà sư Tây Tạng tự thiêu trong tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. 15 tháng 8, 2011. (AP)

Người Tây Tạng trương ảnh của những người đồng hương tự thiêu ở Trung Quốc, trong buổi mít tinh trước quảng trường Tự do ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan. 19 tháng 10, 2011. (AFP)

Một phụ nữ trương tấm khăn tang màu trắng trước cảnh tự thiêu của ni cô Palden Choetso trên đường phố Tây Tạng, 3 tháng 11, 2011. (Reuters)

Cảnh sát Ấn Độ tìm cách dập tắt ngọn lửa trên người của một người đàn ông Tây Tạng thuộc nhóm người biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi, để đánh động dư luận thế giới trước nhiều vụ tự thiêu của người Tây Tạng tại Trung Quốc. 4 tháng 11, 20

Một cuộc tự thiêu của một ni cô Tây Tạng trong tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ni cô đã tự tẩm xăng và bật lửa ngay trên đường phố . Lửa bốc lên khắp người trước khi ni cô ngã lăn xuống mặt đường. 3 tháng 11, 2011. (AFP)

Tự thiêu có một lịch sử lâu dài và được sử dụng làm một công cụ chính trị trên khắp thế giới. Đây cũng là một hành động tuyệt vọng, đã từng xảy ra tại Châu Á, Đông Âu, Bắc Phi và Hoa Kỳ. Một số ảnh có thể gây khó chịu.