Việt Nam: hủy bỏ Nghị định 31/CP để thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế


Hồi đầu tuần này, các giới chức ở Hà nội đã xác nhận nguồn tin của các hãng thông tấn quốc tế là chính phủ Việt nam đang xem xét tới việc hủy bỏ nghị định 31/CP về quản chế hành chánh – một công cụ pháp luật chính yếu mà họ đã xử dụng trong gần 10 năm qua để trấn áp các nhân vật tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Nhiều nhà quan sát cho rằng đây là một nhượng bộ quan trọng mà Hà nội đưa ra trước áp lực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là của Hoa kỳ và Liên hiệp Âu Châu. Trong Tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây, Duy Ái sẽ trình bày thêm một số chi tiết về diễn tiến đáng chú ý này.

Thưa quí thính giả, quí vị vừa nghe lời kể của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang về một tình cảnh mà ông gọi là “tang thương” ở Việt nam phát sinh từ nghị định 31/CP do thủ tướng lúc đó là ông Võ Văn Kiệt ký ban hành vào ngày 14 tháng tư năm 1997.

Nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền nổi tiếng này đã kể lại như thế không lâu sau khi ông Lê Dũng, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt nam, xác nhận những bản tin của các hãng thông tấn quốc tế là chính phủ ở Hà nội đang xem xét tới việc hủy bỏ nghị định về qui chế quản lý hành chánh này trước khi tổng thống George W. Bush của Mỹ đến thăm Việt nam vào trung tuần tháng 11.

Theo bản tin hôm thứ 5 của Thông tấn xã Việt nam, ông Lê Dũng nói rằng hành động này là để thích ứng với tình hình Việt nam cũng như các tiêu chuẩn quốc tế. Ông Dũng nói thêm rằng khía cạnh nhân đạo của nghị định 31/CP là nó ngăn chận những hành vi dẫn tới tội phạm, và theo ông thì đây là một trong các biện pháp mà hầu như tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng để ngăn chận và kiểm soát tội phạm.

Giáo sư Nguyễn Thanh Giang ở Hà nội không tán đồng nhận định của người phát ngôn của bộ ngoại giao Việt nam.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhân vật bất đồng chính kiến đang bị giam lỏng ở Sài gòn đã tỏ ý khen ngợi giới hữu trách Hà nội về việc quyết định hủy bỏ nghị định 31/CP.

Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Thanh Giang, chính quyền Cộng sản Việt nam đợi mãi cho tới nay mới chuẩn bị hủy bỏ nghị định 31/CP là quá muộn.

Một nhà tranh đấu cho dân chủ thuộc thế hệ trẻ ở Việt nam, ông Đỗ Nam Hải, phát ngôn viên của Khối 8406, cũng không cho rằng việc hủy bỏ nghị định 31/C là một bước tiến của Việt nam trong nỗ lực cải cách chính trị.

Trong khi đó, một vị đại biểu quốc hội và là một nhà sử học khá nổi tiếng ở Việt nam, ông Dương Trung quốc cho rằng việc bãi bỏ nghị định 31/C là một việc bình thường để thích ứng với hoàn cảnh hiện nay, đặc biệt là sau đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt nam.

Ngoài việc bác bỏ ý kiến cho rằng sự thay đổi này phát sinh từ áp lực của quốc tế, ông Dương Trung quốc còn cho biết trong tương lai Việt nam sẽ tiếp tục thay đổi những luật lệ để “quyền con người ngày càng được bảo đảm”.

Thưa quí thính giả, quí vị vừa nghe một số ý kiến của các nhân sĩ ở Việt nam về việc nghị định 31/CP sắp được hủy bỏ. Thay mặt cho ban Việt ngữ đài VOA, chúng tôi xin cám ơn các ông Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đan Quế, Đỗ Nam Hải, và Dương Trung quốc đã dành thời giờ cho chúng tôi tiếp chuyện, và xin cám ơn quí thính giả đã đón nghe tiết mục Nhìn Về Á Châu tuần này. Duy Ái xin kính chào quí vị và xin hẹn gặp lại quí vị trong tiết mục tuần sau cũng vào ngày giờ này như thường lệ.