Hôm nọ trên đường chạy bộ từ khách sạn ra khu Old Town (phố cổ) của thủ đô Stockholm, Thụy Điển, tôi chợt nghĩ đây mới chính là thiên đường của chủ nghĩa xã hội. Mặc dù trời bên ngoài khá lạnh, chỉ độ chừng 4, 5 độ C, nhưng đây đó là những chiếc xe đạp được dựng bên ngoài, người cười nói, kẻ đang lên yên sẵn lòng...đạp. Đi ngang qua tôi là một cặp tình nhân trai nắm tay trai thong thả trò chuyện chẳng ai màng. Và càng vào gần khu phố cổ, tôi thấy càng có nhiều khách bộ hành, xen lẫn một vài anh vận động viên đang chạy bộ giống...tôi.
Thế mới thích.
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên tôi đến Stockholm. Lần thứ nhất tôi đến cách đây cũng phải 7, 8 năm về trước khi tôi sang để phỏng vấn ban nhạc ABBA cho Trung Tâm Asia. Nhưng lần đó thủ đô Stockholm không để lại cho tôi một ấn tượng nào sâu đậm. Ngoại trừ cái lạnh của giữa đông. Và sự hiền hòa của 2 cựu thành viên ban nhạc là Bjorn và Benny, người đã cho tôi cái diễm phúc được nghe chính tay anh trình bày nhạc phẩm bất hủ 'Happy New Year' trên cây đàn dương cầm của anh ngay trong phòng làm việc.
Nếu có ai hỏi tôi làm sao tôi biết tôi là người may mắn, tôi có thể trả lời ngay đấy chính là những giây phút mà không phải ai cũng nhận được. Chữ tài có thể liền với chữ tai một vần. Nhưng may mắn là điều mà không phải ai cũng có.
Và được lập lại một lần nữa. Với tôi. Trong lần này. Ở Stockholm.
Bởi lần này tôi sang, ngoài việc được thấy, được cảm nhận một xã hội chủ nghĩa đích thực nhất, tôi còn được nghe, được nói và được bàn luận về một vấn đề mà tôi quan tâm nhất hiện nay. Đó là số phận hẩm hiu của những tù nhân lương tâm Việt Nam. Trong đó có thằng bạn Lê Quốc Quân của tôi. Và hoàn cảnh của những người có cùng một lý tưởng đang tranh đấu cho công bình, tự do của mọi người dân xứ Việt.
Thật không còn gì hạnh phúc bằng nếu ta được làm công việc mà ta say đắm. Và không có gì ấm áp hơn khi chúng ta có cơ hội chia sẻ công việc ấy với những người cùng chí hướng từ khắp năm châu đổ về. Họ có thể là người Nga, người Belarus, Uganda, Mexico. Họ có thể đến từ Campuchia, Bắc Triều Tiên, Miến Điện, Thái Lan. Và những khó khăn mà họ phải đương đầu không giống như những gì đang xảy ra từ Nam ra Bắc ở Việt Nam.
Nhưng được trò chuyện và học hỏi từ những người đi trước. Được chia sẻ và làm thân với biết bao người có thực lực, thực tài và sự quyết tâm tranh đấu của họ cho một thế giới nhân bản hơn thật sự đã và đang làm cho tôi (ít nhất cũng là trong tuần này) có cảm giác như mình hiểu rõ hơn được vấn đề và thấy rõ hơn những điều mà chúng ta cần phải thực hiện.
Nhưng trên hết, được gặp những người có cùng chí hướng ở Stockholm lần này thật sự đã tạo cho tôi một sức mạnh mà không phải lúc nào tôi cũng tìm thấy. Đó là sức mạnh ở số đông (strength in number) và ở niềm tin là cuối cùng công lý sẽ chiến thắng.
Nó không phải là lẽ đương nhiên khi hình ảnh của anh Điếu Cày được đặt trang trọng ở nơi tất cả mọi người ra vào, thảo luận. Và nó cũng không phải là lẽ tất nhiên khi tôi đặt câu hỏi về vấn đề Việt Nam cho các tổ chức nhân quyền thế giới kể cả Liên Hiệp Quốc thì 10/10, ai cũng biết tường tận về những sự trấn áp, ngược đãi ngày càng tệ hại đối với những tiếng nói dân chủ, độc lập ở Việt Nam.
Nếu như trước đây, Miến Điện là nơi mà thế giới thường để tâm, lên tiếng về vấn đề nhân quyền thì tôi cho rằng, trong 5, 10 năm tới, trọng điểm sẽ là Việt Nam. Đặc biệt nếu như tất cả chúng ta cùng nhau lên tiếng và cùng nhau thực hiện một số công việc điển hình như sau.
Thứ nhất, năm sau là năm Việt Nam, là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, phải trình bày và thông báo về tình trạng nhân quyền ở đất nước mình.
Và dĩ nhiên Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ trình bày theo ý họ.
Nhưng - và đây là một cái nhưng rất quan trọng - tất cả mọi người dân, mọi thành phần, mọi tổ chức ở Việt Nam đều có quyền nộp đơn đệ trình về những gì mình cho là hiện trạng ở đất nước Việt Nam. Bao nhiêu người bị bắt. Bao nhiêu người bị sách nhiễu, đánh đập vì dám lên tiếng đấu tranh chống cường quyền, tất tần tật đều có thể báo cáo lên Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Để họ có tài liệu, chứng cớ để đối chất với những người tự nhận là đại diện nhân dân Việt Nam.
Hạn chót nộp báo cáo là giữa tháng 6 này.
Thứ hai, trong những năm gần đây, các tin tức bên lề trái bằng tiếng Việt, cho người Việt ngày càng có nhiều và được cập nhật hằng ngày, mỗi giờ. Trên các trang Facebook, trang mạng Dân Luận, Dân Làm Báo, v.v...
Nhưng có lẽ đã đến lúc chúng ta cần có một trang mạng chuyên về những vấn đề xã hội, chính trị ở Việt Nam. Nhưng bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ chính khác. Chắc chắn nó sẽ giúp cho nhiều người trên thế giới hiểu rõ hơn về hiện trạng ở Việt Nam.
Và thứ ba, tất cả chúng ta cần phải lắng nghe xem những tiếng nói lương tâm từ Việt Nam đang thật sự cần gì? Có thể họ không cần chúng ta tiếp tục hô hào lật đổ chế độ mà thay vào đó là sự giúp đỡ thiết thực từ một chiếc máy tính cầm tay hay một cái điện thoại smartphone để công việc của họ hữu hiệu hơn. Cũng có thể họ không cần chúng ta tổ chức biểu tình lên án các nghệ sĩ từ trong nước ra trình diễn mà thay vào đó là giúp tiền bạc lẫn nhân sự để những kỹ năng của các thế hệ trẻ có tâm, có tầm được tiếp tục trau dồi. Để họ có thể nói và viết tiếng Anh tốt hơn, hiểu thế nào là xã hội dân sự. Để từ đó chính họ sẽ là người nói cho thế giới biết và tự định đoạt con đường nào là con đường cho Việt Nam.
Đấy. Đấy là 3 điều đang làm cho tôi suy nghĩ. Nếu có dịp tôi sẽ trình bày cặn kẽ hơn. Riêng bây giờ, nếu có cao kiến gì, xin bạn cho tôi biết.
At hoitrinh@hotmail.com.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thế mới thích.
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên tôi đến Stockholm. Lần thứ nhất tôi đến cách đây cũng phải 7, 8 năm về trước khi tôi sang để phỏng vấn ban nhạc ABBA cho Trung Tâm Asia. Nhưng lần đó thủ đô Stockholm không để lại cho tôi một ấn tượng nào sâu đậm. Ngoại trừ cái lạnh của giữa đông. Và sự hiền hòa của 2 cựu thành viên ban nhạc là Bjorn và Benny, người đã cho tôi cái diễm phúc được nghe chính tay anh trình bày nhạc phẩm bất hủ 'Happy New Year' trên cây đàn dương cầm của anh ngay trong phòng làm việc.
Nếu có ai hỏi tôi làm sao tôi biết tôi là người may mắn, tôi có thể trả lời ngay đấy chính là những giây phút mà không phải ai cũng nhận được. Chữ tài có thể liền với chữ tai một vần. Nhưng may mắn là điều mà không phải ai cũng có.
Và được lập lại một lần nữa. Với tôi. Trong lần này. Ở Stockholm.
Bởi lần này tôi sang, ngoài việc được thấy, được cảm nhận một xã hội chủ nghĩa đích thực nhất, tôi còn được nghe, được nói và được bàn luận về một vấn đề mà tôi quan tâm nhất hiện nay. Đó là số phận hẩm hiu của những tù nhân lương tâm Việt Nam. Trong đó có thằng bạn Lê Quốc Quân của tôi. Và hoàn cảnh của những người có cùng một lý tưởng đang tranh đấu cho công bình, tự do của mọi người dân xứ Việt.
Thật không còn gì hạnh phúc bằng nếu ta được làm công việc mà ta say đắm. Và không có gì ấm áp hơn khi chúng ta có cơ hội chia sẻ công việc ấy với những người cùng chí hướng từ khắp năm châu đổ về. Họ có thể là người Nga, người Belarus, Uganda, Mexico. Họ có thể đến từ Campuchia, Bắc Triều Tiên, Miến Điện, Thái Lan. Và những khó khăn mà họ phải đương đầu không giống như những gì đang xảy ra từ Nam ra Bắc ở Việt Nam.
Nhưng được trò chuyện và học hỏi từ những người đi trước. Được chia sẻ và làm thân với biết bao người có thực lực, thực tài và sự quyết tâm tranh đấu của họ cho một thế giới nhân bản hơn thật sự đã và đang làm cho tôi (ít nhất cũng là trong tuần này) có cảm giác như mình hiểu rõ hơn được vấn đề và thấy rõ hơn những điều mà chúng ta cần phải thực hiện.
Nhưng trên hết, được gặp những người có cùng chí hướng ở Stockholm lần này thật sự đã tạo cho tôi một sức mạnh mà không phải lúc nào tôi cũng tìm thấy. Đó là sức mạnh ở số đông (strength in number) và ở niềm tin là cuối cùng công lý sẽ chiến thắng.
Nó không phải là lẽ đương nhiên khi hình ảnh của anh Điếu Cày được đặt trang trọng ở nơi tất cả mọi người ra vào, thảo luận. Và nó cũng không phải là lẽ tất nhiên khi tôi đặt câu hỏi về vấn đề Việt Nam cho các tổ chức nhân quyền thế giới kể cả Liên Hiệp Quốc thì 10/10, ai cũng biết tường tận về những sự trấn áp, ngược đãi ngày càng tệ hại đối với những tiếng nói dân chủ, độc lập ở Việt Nam.
Nếu như trước đây, Miến Điện là nơi mà thế giới thường để tâm, lên tiếng về vấn đề nhân quyền thì tôi cho rằng, trong 5, 10 năm tới, trọng điểm sẽ là Việt Nam. Đặc biệt nếu như tất cả chúng ta cùng nhau lên tiếng và cùng nhau thực hiện một số công việc điển hình như sau.
Thứ nhất, năm sau là năm Việt Nam, là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, phải trình bày và thông báo về tình trạng nhân quyền ở đất nước mình.
Và dĩ nhiên Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ trình bày theo ý họ.
Nhưng - và đây là một cái nhưng rất quan trọng - tất cả mọi người dân, mọi thành phần, mọi tổ chức ở Việt Nam đều có quyền nộp đơn đệ trình về những gì mình cho là hiện trạng ở đất nước Việt Nam. Bao nhiêu người bị bắt. Bao nhiêu người bị sách nhiễu, đánh đập vì dám lên tiếng đấu tranh chống cường quyền, tất tần tật đều có thể báo cáo lên Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Để họ có tài liệu, chứng cớ để đối chất với những người tự nhận là đại diện nhân dân Việt Nam.
Hạn chót nộp báo cáo là giữa tháng 6 này.
Thứ hai, trong những năm gần đây, các tin tức bên lề trái bằng tiếng Việt, cho người Việt ngày càng có nhiều và được cập nhật hằng ngày, mỗi giờ. Trên các trang Facebook, trang mạng Dân Luận, Dân Làm Báo, v.v...
Nhưng có lẽ đã đến lúc chúng ta cần có một trang mạng chuyên về những vấn đề xã hội, chính trị ở Việt Nam. Nhưng bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ chính khác. Chắc chắn nó sẽ giúp cho nhiều người trên thế giới hiểu rõ hơn về hiện trạng ở Việt Nam.
Và thứ ba, tất cả chúng ta cần phải lắng nghe xem những tiếng nói lương tâm từ Việt Nam đang thật sự cần gì? Có thể họ không cần chúng ta tiếp tục hô hào lật đổ chế độ mà thay vào đó là sự giúp đỡ thiết thực từ một chiếc máy tính cầm tay hay một cái điện thoại smartphone để công việc của họ hữu hiệu hơn. Cũng có thể họ không cần chúng ta tổ chức biểu tình lên án các nghệ sĩ từ trong nước ra trình diễn mà thay vào đó là giúp tiền bạc lẫn nhân sự để những kỹ năng của các thế hệ trẻ có tâm, có tầm được tiếp tục trau dồi. Để họ có thể nói và viết tiếng Anh tốt hơn, hiểu thế nào là xã hội dân sự. Để từ đó chính họ sẽ là người nói cho thế giới biết và tự định đoạt con đường nào là con đường cho Việt Nam.
Đấy. Đấy là 3 điều đang làm cho tôi suy nghĩ. Nếu có dịp tôi sẽ trình bày cặn kẽ hơn. Riêng bây giờ, nếu có cao kiến gì, xin bạn cho tôi biết.
At hoitrinh@hotmail.com.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.