Đắc cử, bà Aung San Suu Kyi dẫn đầu thay đổi chính trị tại Miến Điện

Những người ủng hộ giơ cao áp phích hình bà Aung San Suu Kyi sau khi có kết quả bầu cử, ở Yangon, 1/4/2012

  • Những Con Số Về Quốc Hội Miến Điện
  • -Ngành lập pháp gồm 440 ghế Hạ viện, 224 ghế Thượng viện, 14 nghị viện khu vực.


  • -25% số ghế do quân đội chọn trong số các quân nhân.


  • -Đảng Đoàn Kết Thống Nhất và Phát Triển USDP chiếm 76% số ghế trong cuộc bầu cử năm 2010.


  • Bầu cử bổ sung ngày Chủ nhật 4/1/2012

  • -Các ứng viên tranh 45 ghế.


  • -160 ứng cử viên của 17 đảng và 8 ứng cử viên độc lập ra tranh kỳ này.

Cuộc hành trình kéo dài 18 tháng từ một tù nhân chính trị Miến Điện đến một đại diện công cử ở quốc hội của bà Aung San Suu Kyi là dấu hiệu rõ nhất về thay đổi ở quê hương của bà trong lúc tân chính phủ dân sự trên danh nghĩa tìm cách sửa đổi mối quan hệ với Tây phương.

Con gái của một người hùng tranh đấu cho độc lập của Miến Điện, ông Aung San, bị đối thủ chính trị ám sát năm 1947, bà Aung San Suu Kyi, từng theo học tại đại học Oxford, Anh quốc, đã nổi lên trên chính trường Miến Điện năm 1988 khi bà từ nước Anh trở về. Rất nhanh chóng, bà trở nên một nhân vât trọng yếu của phong trào ủng hộ dân chủ mới được khai sinh, nói chuyện trước một cuộc mít tinh đông tới nửa triệu người tại Rangoon vào năm đó trong lúc phe quân nhân nắm quyền tung ra một vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến gây chết người.

Mấy tháng sau, trong lúc đi vận động, bà đã thoát chết sau âm mưu ám sát đầu tiên trong 2 âm mưu từng nhắm vào bà. Bà cũng đã giúp thành lập Liên Minh Toàn Quốc Đấu Tranh cho Dân Chủ NLD trong năm đó.

Hai năm sau, tập đoàn quân nhân cầm quyền tổ chức một cuộc tổng tuyển cử và đảng của bà kiểm soát đến 80% quốc hội. Nhưng khi đứng trước sự chênh lệch về số đại biểu quá cao như vậy, phe quân nhân cầm quyền không chịu từ bỏ quyền bính, không trao lại cho đảng NLD và còn quay sang quản thúc tại gia bà Aung San Suu Kyi. Bà đã được trao giải Nobel hòa bình năm 1991.

Trong thời kỳ đó, bà phải xa chồng con ở bên Anh. Bà chỉ được gặp mặt chồng thêm 5 lần trước khi ông từ trần vì bệnh ung thư năm 1999. Năm 2003, trong một khoảng thời gian ngắn được tự do, bà thoát chết trong một âm mưu ám sát thứ nhì và lại bị quản thúc trở lại.

Phe quân nhân cai trị và vụ bắt giữ hàng ngàn người hoạt động tranh đấu cho dân chủ đã khiến đưa đến nhiều áp lực từ các chính phủ Tây phương. Miến Điện bị Tây phương tiếp tục áp đặt một loạt các biện pháp chế tài kinh tế rộng lớn. Phần lớn vẫn còn tồn tại đến bây giờ.

Chính phủ quân nhân, bị thiệt hại nặng vì sức mạnh của những biện pháp trừng phạt tập thể, cuối năm 2010 loan báo mở tổng tuyển cử. Chế độ cũng chấm dứt lệnh quản thúc tại gia nhắm vào bà Aung San Suu Kyi.

Kể từ đó nhân vật biểu tượng của dân chủ Miến Điện đã hội kiến với một loạt các nhà ngoại giao và các thân hào nhân sỹ Tây phương và hoạch định chương trình cùng với những người đồng chí hướng ủng hộ dân chủ ứng cử vào quốc hội.

http://www.youtube.com/embed/Ke0RoBGG8-g