Bộ trưởng tài chính: Tôi sẽ từ chức nếu Hy Lạp chấp thuận kế hoạch cứu nguy

Bộ trưởng Tài chánh Hy Lạp Yanis Varoufakis nói nếu cử tri Hy Lạp chấp nhận đề nghị cứu nguy của các chủ nợ Liên hiệp Châu Âu vào ngày chủ nhật, thì ngày thứ hai ông sẽ không còn là bộ trưởng tài chánh nữa.

Bộ trưởng Tài chánh Hy Lạp tuyên bố ông sẽ từ chức nếu cử tri Hy Lạp chấp nhận những điều kiện cứu nguy mà các chủ nợ Châu Âu đòi hỏi trong cuộc trưng cầu dân ý vào chủ nhật này. Ông Yanis Varoufakis cho biết như thế ngày hôm nay, một ngày sau khi Thủ tướng Alexis Tsipras ông sẽ xúc tiến cuộc trưng cầu dân ý trong lúc bày tỏ sự sẵn sàng để chấp nhận những điều kiện tương tự như những điều kiện mà chính phủ ông đã bác bỏ trước đó. Thông tín viên Richard Green của đài VOA tường thuật.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Bloomberg ngày hôm nay, ông Yanis Varoufakis nói nếu Hy Lạp chấp nhận đề nghị cứu nguy của các chủ nợ Liên hiệp Châu Âu vào ngày chủ nhật, thì ngày thứ hai ông sẽ không còn là bộ trưởng tài chánh nữa. Ông Varoufakis nói ông dự kiến cử tri bác bỏ đề nghị cứu nguy, theo đó Hy Lạp phải tăng thuế và cắt giảm chi tiêu để được trợ giúp thêm. Ông nói chẳng thà ông chặt đứt cánh tay của mình còn hơn là ký một thoả thuận mới mà không bao gồm việc tái cơ cấu nợ của Hy Lạp.

Ông Varoufakis nói như thế ngày hôm nay, một ngày sau khi Thủ tướng Alexis Tsipras ông sẽ xúc tiến cuộc trưng cầu dân ý trong lúc bày tỏ sự sẵn sàng để chấp nhận những điều kiện tương tự như những điều kiện mà chính phủ ông đã bác bỏ trước đó.

"Về mặt cá nhân, tôi không bao giờ dự kiến là Châu Âu dân chủ không hiểu được nhu cầu để cho dân chúng có thời gian và không gian để quyết định tương lai của mình. Nhưng sự ngoan cố của những thế lực cực bảo thủ đã làm các ngân hàng trong nước bị ngạt thở và rõ ràng là mục tiêu của họ là chuyển hành động tống tiền chính phủ thành hành động tống tiền đối với tất cả mọi công dân."

Hy Lạp đã bị Châu Âu ngưng trợ giúp, sau khi Athens hôm thứ ba không trả cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế khoản tiền 1,8 tỉ đô la.

Một số nhà phân tích cho rằng việc ông Tsipras sẵn sàng trả nợ trong lúc giữ nguyên ý định tổ chức trưng cầu dân ý là một phần của một chiến lược nhằm giành lấy ưu thế trong các cuộc thương lượng sau này về khoản cứu nguy mới của Châu Âu trị giá 32,4 tỉ đô la.

Để đáp lại, Thủ tướng Đức Angela Merkel một lần nữa nói rằng sẽ không có các cuộc điều đình mới cho tới khi nào có được kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vào chủ nhật.

"Bây giờ chúng ta có thể chờ đợi một cách bình tĩnh bởi vì Châu Âu đang mạnh. Mạnh hơn nhiều so với 5 năm trước đây, khi vụ khủng hoảng nợ Châu Âu bắt đầu tại Hy Lạp."

Trong 5 năm qua Hy Lạp đã tích lũy một khoản nợ khổng lồ. Các chủ nợ của Athens đòi chính phủ nước này áp dụng thêm các biện pháp kiệm ước để có thể nhận được những khoản cho vay mới.

Hy Lạp nói rằng dân chúng của họ đã bị khốn đốn quá nhiều vì thuế tăng cao và chi tiêu chính phủ bị cắt giảm.

Các ngh Hy Lạp đóng cửa trong tuần này như một biện pháp khẩn cấp để kiểm soát sự hỗn loạn tài chánh. Những máy rút tiền tự động vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng có những hạn chế rất nghiêm khắc đối với số tiền mà các chủ tài khoản có thể rút.

Tại Athens hôm qua, các giới chức cho phép khoảng 1.000 chi nhánh ngân hàng trên cả nước mở cửa làm việc để cho những người lãnh tiền hưu trí nhưng không có thẻ rút tiền tự động đến rút tiền mặt.

Hy Lạp đóng cửa các ngân hàng, máy rút tiền trên khắp nước