Các nhóm nhân quyền nêu nghi vấn việc Mỹ nới lỏng chế tài Miến Điện

A staff member from the state-run Myanmar Gems Enterprise displays a 36 carat Ruby with a price tag of half a million Euros, on display at the Gems Emporium in Rangoon. (2006 file photo)

Các bước trừng phạt Miến Điện từ:

Hoa Kỳ

- 17 tháng Tư 2012: Bộ Tài chánh Mỹ cho phép những nhóm ở Hoa Kỳ làm từ thiện và công tác nhân đạo tại Miến Điện. - 4 tháng Tư 2012: Các bước chế tài được nới lỏng thêm.

- Cấm vận vũ khí, cấm đầu tư tại Miến Điện và nhiều hàng nhập khẩu.

EU

- 13 tháng Tư 2012: Thủ tướng Anh David Cameron kêu gọi nới lỏng trừng phạt Miến Điện khi đến thăm nước này. - Tháng 2 năm 2012 Bỏ hạn chế visa nhập cảnh đối với một số giới chức cấp cao.

- Cấm bán vũ khí, giới hạn xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư.

Úc

- 16 tháng Tư 2012: Bỏ hạn chế du hành, ngoại trừ đối với các sĩ quan quân đội cao cấp và những nghi can vi phạm nhân quyền.

- Áp đặt trừng phạt với tập đoàn lãnh đạo Miến Điện trong năm 2007.

Canada

- 12 tháng Tư 2012: Ngoại trưởng John Baird cho biết đang duyệt lại các bước trừng phạt.

- Cấm xuất khẩu vũ khí và mọi loại hàng không liên quan đến nhân đạo, năm 1988.

Nhật

Loan báo bắt đầu lại toàn bộ viện trợ phát triển vào tháng 2 năm 2012, sau 9 năm tạm ngưng.

Một nhóm các tổ chức nhân quyền nổi tiếng nói rằng Hoa Kỳ có lẽ đã hành động quá nhanh trong việc nới lỏng các biện pháp chế tài Miến Điện.

Nhóm này gồm có tổ chức Human Rights Watch và 7 tổ chức khác có trụ sở ở Mỹ.

Họ đã gởi một lá thư cho Tổng thống Barack Obama ngày hôm qua, nêu nghi vấn về việc chính phủ ông đã nới lỏng một số biện pháp chế tài Miến Điện hồi đầu tháng này.

Hoa Kỳ đã nới lỏng một lệnh cấm đầu tư, một số hạn chế về du hành, và những chế tài khác hồi đầu tháng tư sau khi Miến Điện tổ chức cuộc bầu cử bổ túc mà đảng của lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi đã chiếm 43 ghế trong 44 ghế được mang ra bầu.

Lá thư này nói rằng việc nới lỏng chế tài thêm nữa chỉ nên diễn ra sau khi Miến Điện thực hiện thêm các biện pháp cải cách chính trị, trong đó có việc thả thêm tù nhân chính trị, chấm dứt các cuộc xung đột với các nhóm nổi dậy của người thiểu số và tu chính bản hiến pháp do quân đội soạn thảo.

Các tổ chức khác ký tên vào lá thư này gồm có Hội Y sĩ cho Nhân quyền, Quỹ Xã hội Mở và AFL-CIO, liên đoàn lớn nhất của các nghiệp đoàn ở Mỹ.