Các nhà hoạt động Trung Quốc về nước sau vụ khiêu khích biển đảo với Nhật Bản

  • Ivan Broadhead

Tàu đánh cá Khải Phong 2 cập cảng Hong Kong, ngày 22/8/2012

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

  • Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.

  • Gồm 8 đảo không người ở.

  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.

  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Sau khi gây ra sự cố ngoại giao qua việc cắm một lá cờ Trung Quốc hồi tuần trước lên nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát, một nhóm người quốc gia Trung Quốc từ Hong Kong đã trở về nhà hôm thứ tư. Thông báo của họ về một kế hoạch trở lại nhóm đảo đang có tranh chấp, mà Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư, đe dọa gây leo thang cẳng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo. Từ Hong Kong, thông tín viên VOA Ivan Broadhead ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Chiếc tàu đánh cá Khải Phong 2 đã lướt vào Hong Kong hôm nay, và đoàn thủy thủ 7 người được hoan nghênh như những người yêu nước Trung Quốc sau khi cập bến vào dãy đảo Senkaku đang có tranh chấp hôm 15/8, là ngày Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến thứ hai. Các người hoạt động đã đáp tàu trở về nước từ đảo Okinawa sau khi họ được Nhật Bản phóng thích sau khi bị bắt giữ về tội thách thức chủ quyền Nhật Bản về lãnh hải nằm trong biển Ðông Trung Quốc, cách Ðài Loan khoảng 160 kilomet, và cách Okinawa 400 kilomet.

Ông David Ko thuộc Ủy ban Hành động Bảo vệ quần đảo Ðiếu Ngư, là nhóm đứng ra tổ chức sứ mạng, lên án giới hữu trách Nhật Bản về hành vi ngược đãi đoàn thủy thủ bị giam giữ.

Ông Ko nói: “Căn phòng mà họ bị nhốt chật hẹp và họ phải đi tiểu vào một cái chai. Như quý vị có thể thấy trên TV, có những lúc họ bị còng tay và chằng dây thừng ngang qua thắt lưng. Xét về phía chúng tôi, sự kiện đó là đáng hổ thẹn.”

Nhóm đảo gồm 8 tảng đá đo được chưa đầy 7 kilomét vuông. Nhưng hải phận xung quanh chứa các trữ lượng cá phong phú và có thể chức trữ lượng dầu đáng kể.

Hành động vừa kể đã khiến những người theo chủ trương dân tộc Nhật Bản tổ chức cuộc đổ bộ riêng trên dẫy đảo không có người ở trong tuần này. Sự kiện này đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình bài Nhật lớn nhất ở Trung Quốc kể từ năm 2005.

Mặc dù căng thẳng Hoa-Nhật tăng cao, ông Ko nói các kế hoạch đang được hình thành để các nhà hoạt động Hong Kong trở lại lãnh thổ có tranh chấp này vào cuối năm nay.

Ông Ko nói tiếp: “Chính trị về lãnh thổ đang thay đổi. Phía Mỹ đã chuyển trọng tâm chú ý trở lại Thái Bình Dương. Và Trung Quốc không muốn bị bao vây. Ðây sẽ là điểm gây rắc rối trong tương lai sắp tới – vùng biển Nam Trung Quốc, đi ngược lên tới biển Bắc Trung Quốc.”

Các nhà hoạt động Hong Kong vẫn xúc tiến các nỗ lực thường xuyên đến dãy đảo Senkaku, nhưng từ 2 năm đã bị ngăn chặn bởi nhà chức trách trong đặc khu hành chính này của Trung Quốc.

Phân tích gia Johnny Lau gợi ý rằng sự kiện không phải là trường hợp đã xảy ra cho chiếc tàu Khải Phong 2 này cho thấy một sự thay đổi chính sách rõ ràng của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.

Ông Lau nói: “Năm 2012, Nhật Bản sẽ nhấn mạnh rằng họ nắm quyền kiểm soát dẫy đảo Ðiếu Ngư đã 50 năm. Theo luật quốc tế, khi đó Nhật Bản có thể chính thức nhận chủ quyền dẩy đảo này. Do đó chính phủ Trung Quốc phải làm một điều gì đó để ngăn chặn sự kiện này. Ðó là lý do vì sao họ sẽ tìm cách vận dụng thêm hậu thuẫn của công chúng.”

Tuy nhiên, Bộ luật Cơ bản - tức là bản tiểu hiến pháp của Hong Kong do Anh Quốc và Trung Quốc soạn thảo vào cuối thời kỳ đô hộ vào năm 1997 - hạn chế nghiêm nhặt vai trò của Hông Kong trong các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc. Cuộc tranh luận về tính hợp hiến của sứ mạng Ðiếu Ngư có thể nhận thấy rõ qua sự vắng mặt của họ. Ngay cả các bản tin của giới truyền thông Hong Kong nói rằng hành chánh trưởng quan Lương Chấn Anh đã giúp tài trợ cho hành trình của tàu Khải Phong 2 cũng không khơi ra mấy lời bình luận.

Bất kỳ khoảng quyên góp nào từ phía tư nhân là một chuyện, theo nhận xét của Giáo sư Lăng Bính thuộc phân khoa Luật tại trường Ðại học Hong Kong của Trung Quốc. Ông nói nếu khoản đóng góp là một món quà chính thức của người đứng đầu chính phủ lại là chuyện hoàn toàn khác.

Giáo sư Lăng cho biết: “Trong trường hợp đó, thì người ta sẽ phải nêu câu hỏi liệu chính quyền Hong Kong có được phép của Bắc Kinh tham gia vào và chấp thuận hành trình này hay không. Rõ ràng, nếu không có sự chấp thuận đó, thì Hong Kong không thể và không nên có biện pháp trực tiếp liên hệ Trung Quốc vào vụ tranh chấp lãnh thổ này.”

Những gì châm ngòi cho cuộc tranh luận tại Hong Kong về sứ mạng của con tàu là đơn vị chính trị đáng ngờ có mặt trên chiếc tàu Khải Phong 2. Ða số những người hoạt động ở Hong Kong đổ bộ lên nhóm đảo có tranh chấp là những người ủng hộ dân chủ nổi tiếng.

Vốn hay đòi Trung Quốc mở rộng các quyền tự do dân sự ở Hong Kong hơn là chiến đấu trong các cuộc chiến chống chính phủ trung ương, nhiều người đã bị án tù vì chống đối Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Lau lập luận rằng sự kiện đó không phải giới ủng hộ dân chủ lúc nào cũng chia sẻ các quan điểm của đảng Cộng sản về chủ nghĩa dân tộc toàn diện của Trung Quốc.

Ông Lau nói: “Họ được chính phủ Trung Quốc mô tả là những người bất đồng chính kiến. Nhưng họ đã đến nhóm đảo Ðiếu Ngư để chứng tỏ chủ quyền của chính phủ Trung Quốc. Nay giới truyền thông chính thức của Trung Quốc lại mô tả họ là những vị anh hùng dân tộc. Việc bảo vệ quần đảo Ðiếu Ngư là một vấn đề rất độc đáo.”

Bang giao Trung-Nhật dường như có phần chắc sẽ không được cải thiện trong đoản kỳ. Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm qua đã chỉ trích Nhật Bản là bắt đầu một cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp với Hoa Kỳ mà họ liên kết với việc Tokyo bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trong khi đó, giới hoạt động ở Hong Kong đang dự tính biểu tình toàn quốc trong 1 ngày để phản đối Nhật Bản vào ngày 18 tháng 9, vào dịp kỷ niệm 81 năm vụ Nhật Bản xâm lược bắc bộ Trung Quốc. Sự kiện này, còn được nhiều người gọi là Sự kiện Mãn Châu, xảy ra trước cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhì khoảng 6 năm.