Dự án phát triển Kampuchea tạo cả cơ hội lẫn mất mát

  • Kate Dawson

People look at the body of an unidentified immigration officer after an explosion near the immigration office in Nigeria's northern city of Kano January 20, 2012.

Chính phủ Kampuchea, với sự trợ giúp của các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà đầu tư nước ngoài, đang đổ đầu tư vào các vùng thôn quê rộng lớn tại xứ này. Mặc dù các dự án phát triển được hoan nghênh tại quốc gia nghèo khó này, người ta lại lo ngại là những dự án đó cũng làm cho giới nghèo phải mất đất đai.

Kinh tế Kampuchea phải lệ thuộc vào xuất khẩu hàng may mặc, du lịch và xây dựng. Phần lớn các khu vực nông thôn vẫn chưa hề chuyển mình.

Giám đốc ngân hàng Phát Triển Á châu ADB đặc trách Kampuchea, ông Puto Kamayana, cho biết :

“Vì thế chính phủ nước này cần phải nỗ lực thật nhiều để đa dạng hóa các mặt hàng và sản phẩm xuất khẩu, thêm vào trị giá bằng cách chế biến nhiều hơn, tỉ như nông phẩm sản xuất trong nước và do đó tạo thêm công ăn việc làm để giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn.”

Ông Puto Kamayana nói rằng ngân hàng ADB đang giúp Kampuchea xây đường sá, cầu cống, nhà máy phát điện, đường xe lửa và hệ thống thủy lợi, như trong tỉnh Kampong Thom.

Cô Souem đến đây trồng trọt vào mùa khô trên mảnh đất của thân nhân của cô, sử dụng hệ thống thủy lợi. Cô nói:

“Trong làng tôi khó mà kiếm ra nước tưới vườn ruộng. Chúng tôi không có đủ nước như ở đây.”

Những dự án phát triển này thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư muốn trồng các thứ để xuất khẩu như cao su.

Trung Quốc, Kuwait và Nam Triều Tiên nằm trong số các quốc gia đã ký các hợp đồng với chính phủ Kampuchea để thiết lập những đồn điền lớn.

Một nam công nhân đồn điền cao su 18 tuổi nói rằng anh kiếm được 120 đô la một tháng, một đồng lương tạm ổn để nuôi gia đình.

Trong khi những đồn điền rộng lớn cung cấp việc làm thì những nhóm bênh vực nhân quyền nói rằng những đồn điền này đã đẩy giá đất tăng cao, và buộc nhiều nhà tiểu nông phải từ bỏ ruộng đất.

Cô Souem lo sợ là cô có thể mất mảnh đất đang trồng trọt. Cô nói:

“Nhưng chúng tôi không biết phải làm gì vì chính phủ chưa cấp bằng khoán đất cho chúng tôi.”

Ông David Pred, thuộc tổ chức có tên là Cầu Nối Qua Biên Giới (Bridges Across Borders) nói rằng những đồn điền lớn là lối phát triển không bền vững vì nó đẩy nhiều gia đình vào tình trạng không điền sản.
Sau đây là ý kiến của ông David Pred:

“Theo tôi thì điều không thể tránh được là người dân sẽ đòi giới lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về những gì họ làm và phải cai quản việc nước tốt hơn.”

Chính phủ đã trao cho các công ty gần 10.000 kilomét vuông đất để lập đồn điền tại vùng quê, là nơi có đến 92% dân nghèo Kampuchea sinh sống.

Những người dân nghèo này mang hy vọng là những đồn điền cung cấp đủ công việc làm cho họ để đền bù vào những nông trại nhỏ của họ bị mất đi.