Thế giới đối đầu với 'tình trạng bình thường mới' của khí hậu

  • Rosanne Skirble

Đất nứt nẻ tại một trang trại gần Aberdeen ở Karoo, Nam Phi.

Một báo cáo khoa học mới được Ngân hàng Thế giới công bố cho thấy vào lúc quả đất ấm dần, những đợt không khí nóng và tình trạng khí hậu khắc nghiệt khác xảy ra mỗi 100 năm hay hơn nữa sẽ trở thành “tình trạng bình thường mới.” Phúc trình cảnh báo thế giới đang trên đường nóng thêm 2 độ C trên mức tiền công nghiệp. Các chuyên viên nói điểm bắt đầu này sẽ gây nên những thay đổi sâu rộng không thể đảo ngược được.

Báo cáo mới này là báo cáo thứ ba trong một loạt các cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới có tên là Giảm bớt Nóng: Đối đầu với Tình trạng Bình thường Mới của Khí hậu. Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đồng thời là Đặc sứ về Khí hậu Rachel Kyte nói việc ô nhiễm do năng lượng phát sinh từ khoáng sản đã thêm vào bầu khí quyển trong 3 thập niên qua hiện nay đã làm cho nhiệt độ tăng 1,5 độ C vào giữa thế kỷ.

Bà Kyte nói:“Điều này có nghĩa là chúng ta chẳng làm gì được mấy về việc này và vì thế chúng ta phải cĩ khả năng thích ứng và linh động. Tăng 1,5 độ C sẽ có ảnh hưởng sâu rộng về những cơ hội phát triển của các quốc gia trên toàn thế giới.”

Phúc trình tập trung vào 3 vùng: Châu Mỹ La Tinh, phía Tây Balkans, Trung Á và Trung Đông. Những vùng này có một điểm chung là nguy cơ gây nên bởi không khí nóng quá mức. Bà Kyte nói tại Châu Mỹ La Tinh, cuộc nghiên cứu tiên đoán là tất cả các khía cạnh của nềân kinh tế sẽ bị tổn thương.

Bà Kyte cho biết: “Chẳng hạn như sản lượng nông nghiệp có thể bị giảm sút 70% đối với đậu nành và 50% đối với lúa mì vào năm 2050. Đối với cơ cấu kinh tế của Brazil, khí hậu biến đổi sẽ có ảnh hưởng rất lớn.”

Tại những vùng khác trên thế giới, khí hậu ấm dần sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước. Bà Kyte nói đến Trung Á và Tây Balkans, nơi băng tan nhanh hơn gây nguy cơ lũ lụt trầm trọng và chuyển đổi thời điểm của dòng chảy làm giảm bớt lượng nước cung cấp cần đến trong những tháng mùa hè đối với các loại cây trồng.

Bà Rachel Kyte nói việc ô nhiễm do năng lượng phát sinh từ khoáng sản đã thêm vào bầu khí quyển trong 3 thập niên qua hiện nay đã làm cho nhiệt độ tăng 1,5 độ C vào giữa thế kỷ.

Bà Kyte nhận định rằng: “Việc này có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống nông thôn, đời sống thành thị và cũng ảnh hưởng đến an ninh toàn vùng nữa.”

Những phát hiện tại Trung Đông và Bắc Phi cũng đề cập đến những đe dọa đối với an ninh về nước. Bà Kyte nói một số nơi tại vùng này sẽ đối mặt với lượng nước mưa sụt giảm khoảng 40% vào năm 2040.

Bà Kyte nói: “Điều này có nghĩa là tại các thành phố sẽ rất nóng. Hệ thống nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Và những gì chúng ta ăn, chúng ta ăn như thế nào, nhưng người nào được ăn, tất cả đều bị ảnh hửơng. Và việc này sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đối với những vùng đã gặp căng thẳng về nước trên thế giới.”

Bà Kyte nói thêm thế giới không thể tiếp tục đi theo con đường hiện nay với việc khí thải gia tăng và không kiểm soát được. Đảo ngược khuynh hướng này cần phải có ý chí chính trị, điều bà sẽ theo dõi trong tháng tới khi đại diện của 200 quốc gia tập họp tại Lima, Peru, để có những cuộc thương thuyết quan trọng về một hiệp ước khí hậu toàn cầu mới.