Giá tiêu dùng tăng 5,7% trong năm qua, nhanh nhất trong 39 năm

Ảnh chụp một cửa hàng bán lẻ tại Morton Grove, tiểu bang Illinois, ngày 21/7/2021. Giá tiêu dùng tăng 0,4% trong tháng trước, cao hơn tháng 8 một ít, và đẩy lạm phát hàng năm tăng cao nhất trong 13 năm.

Giá tiêu dùng Mỹ tăng 5,7% trong năm qua, nhịp độ tăng nhanh nhất trong 39 năm, vào lúc người Mỹ phải đối đầu với nạn lạm phát tăng mạnh với mùa mua sắm trong những ngày lễ đang diễn ra.

Mức tăng trong tháng 11, Bộ Thương mại phúc trình ngày 23/12, tiếp sau một mức tăng 5,1% trong 12 tháng chấm dứt vào tháng 10, tiếp tục một chuỗi giá cả hàng năm gia tăng trên mức mục tiêu lạm phát 2% do Quỹ Dự trữ Liên bang ấn định. Chi tiêu của Người tiêu dùng chiếm 70% hoạt động kinh tế Mỹ, tăng 0,6% trong tháng 11, một mức tăng tốt cho GDP nhưng vẫn dưới mức tăng 1,4% trong tháng 10.

“Chi tiêu của người tiêu dùng ít đi trong tháng 11 vì họ chuyển việc mua hàng hóa ngày lễ vào sớm hơn trong mùa; với giá cả tiếp tục leo thang cùng khả năng sản xuất thì giảm xuống,” bà Kathy Bostjancic, nhà kinh tế tài chánh tại Khoa kinh tế Đại học Oxford, nhận định.

Lợi tức cá nhân, cung cấp năng lượng cho việc gia tăng tiêu dùng trong tương lai, tăng 0,4% vào tháng 11, thấp hơn một ít so với 0,5% gia tăng trong tháng 10. Cả hai mức đạt được diễn ra sau khi giảm 1% lợi tức trong tháng 9, tháng mà những chương trình phúc lợi của chính phủ, chẳng hạn chương trình nới rộng trợ cấp thất nghiệp, chấm dứt.

Tăng mạnh trong thước đo giá cả của Bộ Thương mại cũng tương tự như việc gia tăng chỉ số giá tiêu dùng, tăng 6,8% trong 12 tháng chấm dứt vào tháng 11, cũng là mức tăng mạnh nhất của việc đo lường này trong 39 năm.

Trong khi chỉ số giá tiêu dùng CPI được biết đến là thước đo giá cả, Quỹ Dự trữ Liên bang thích theo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân trong việc thiết lập chính sách lãi xuất để chống lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân PCE theo dõi mức mua thực sự của người tiêu dùng hàng tháng trong khi CPI dựa theo một “rổ hàng hóa” trên thị trường cố định.

Đối với tháng 11, chỉ số giá PCE tăng 0,6%, thấp hơn một ít so với 0,7% đạt được hàng tháng trong tháng 10.

Lạm phát cốt lõi, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm vốn hay dao động, tăng 0,5% trong tháng 11. Lạm phát cốt lõi đã gia tăng 4,7% trong 12 tháng qua. Đây là nhịp độ nhanh nhất của lạm phát cốt lõi kể từ mức tăng 5,1% trong 12 tháng chấm dứt vào tháng 9/1983.

Mức tăng 5,7% đối với lạm phát tổng thể là nhanh nhất trong 12 tháng kể từ khi đạt mức tăng 5,8% trong 12 tháng chấm dứt vào tháng 7/1982.

Phe Cộng hòa cho rằng mức đạt được có mức độ là bằng chứng cho thấy các chính sách kinh tế của Tổng thống Joe Biden không thành công và thực sự làm hại người Mỹ mà lợi tức không theo kịp giá cả gia tăng.

Tuy nhiên chính quyền chỉ ra rằng việc tái mở cửa nhanh chóng đất nước tiếp sau đại dịch gây suy thoái, một sự kiện kinh tế chưa từng có trước đây trong thời đại kinh tế chúng ta.

Mức cung không theo kịp mức cầu, đẩy giá tăng mạnh và làm nghẹt các cảng biển với hàng hóa không thể bốc dỡ đủ nhanh.

Quỹ Dự trữ Liên bang tuần trước loan báo là sẽ gia tăng nhịp độ thay đổi để chống áp lực lạm phát với kỳ vọng là có thể nâng lãi suất 3 lần trong năm tới để làm chậm đà tăng trưởng và kiểm soát được lạm phát.

Trong khi Quỹ Dự trữ Liên bang gọi lạm phát là gia tăng chuyển đổi, các quan chức chính quyền ông Biden tiếp tục cho rằng giá cả gia tăng chứng kiến hiện nay sẽ bắt đầu xuống dần trong năm tới khi các vần đề của chuỗi cung cấp được giải quyết. Họ nói rằng giá năng lượng, trong đó có giá xăng dầu, đã bắt đầu sụt giảm.

Chính phủ phúc trình vào ngày 22/12 là nền kinh tế tổng thể, được đo bằng tổng sản phẩm nội địa, tăng ở mức 2,3% hàng năm trong quý tháng 7-tháng 9, tăng nhẹ so với ước lượng trước đây là 2,1%.