Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu

Seorang pria mengenakan masker berjalan di kabut asap yang tebal di Beijing, 25 Februari 2014.

Các nhà lãnh đạo của 49 nước sẽ dự hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày, trong thủ đô Vientiane của Lào để thảo luận về việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa châu Á và châu Âu, cũng như vấn đề ổn định và an ninh khu vực.

Kinh tế toàn cầu sẽ là trọng tâm thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Á-Âu, ASEM, trong lúc các nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn của Âu châu mưu tìm lợi ích từ đà tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của khu vực châu Á trong những năm gần đây.

Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 9, khai mạc vào thứ Hai này, sẽ qui tụ gần 50 nhà lãnh đạo từ các quốc gia châu Á và châu Âu trong bối cảnh châu Âu đang phải đương đầu với tình trạng suy thoái kinh tế và nợ nần.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso nói với các phóng viên báo chí, tại Bangkok, hôm Chủ nhật rằng mục tiêu của hội nghị nhằm xây dựng các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, và đồng thời nêu lên những thách thức đối với ổn định và an ninh khu vực. Ông nói:

“Mục tiêu chính của chúng tôi tại hội nghị ASEM lần này là củng cố khả năng đối thoại với các nước đối tác châu Á. Chúng tôi tin rằng châu Á trở nên ngày càng quan trọng hơn. Về phương diện phát triển kinh tế, có tiềm năng rất lớn trong quan hệ giữa châu Âu và châu Á. Và chúng tôi muốn thảo luận các vấn đề này với các nước bạn châu Á. Cụ thể là những gì chúng ta có thể cùng làm để đối phó với các thách thức có tầm vóc toàn cầu.”

Thái Lan tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEM đầu tiên vào năm 1996; hội nghị này đã đặt trọng tâm vào vấn đề đối thoại chính trị, an ninh, các vấn đề kinh tế cũng như vấn đề phát triển xã hội, như giáo dục chẳng hạn.

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nói rằng vấn đề hợp tác ngày càng tăng giữa 2 khu vực cũng sẽ được thảo luận trong hội nghị năm nay:

“Hợp tác giữa châu Á và châu Âu, theo tôi nghỉ ASEM là một cơ chế hữu ích và đúng lúc để sử dụng hội nghị này để thảo luận về sự hợp tác. Chúng tôi thấy đây là một cơ hội, nếu như chúng ta có thể cùng ngồi xuống thảo luận với nhau. Chúng tôi tin là chúng ta sẽ vận dụng cơ chế này để thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư.”

Thủ tướng Thái Lan nói rằng các vấn đề về nhân quyền và buôn người cũng là mối quan tâm cho an ninh toàn khu vực.

Các nhóm hoạt động cho nhân quyền và môi trường đang tìm cách gây sức ép với các nhà lãnh đạo về các trường hợp họ quan tâm, từ các vụ xung đột về đất đai đến những phản đối về sự phát triển các đập thủy điện ở Lào.

Thái lan hiện đang thảo luận với Liên hiệp châu Âu về hiệp định Đối tác và Hợp tác và đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Thái Lan và Liên hiệp châu Âu.