Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lại tập trung vào Biển Đông

Áp phích chào đón các nhà lãnh đạo và các đại biểu của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Naypyitaw, Myanmar.

Có những dấu hiệu cho thấy hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp vào ngày thứ tư tuần này sẽ đạt được tiến bộ về vụ tranh chấp lãnh hải đã kéo dài và gây nhiều tranh cãi: Đó là thiết lập bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Tại diễn đàn an ninh khu vực cách đây 3 tháng, 10 thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã kêu gọi “kết thúc sớm một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.”

Trong khi các nhà lãnh đạo ASEAN, họp vào tuần này ở thủ đô Myanmar, có thể không đạt được một sự khai thông đầy đủ, nay đã có một cam kết “từ phía tất cả các bên liên quan tăng tốc tiến trình,” theo lời phát ngôn viên của Tổng thống Thein Sein.

Bộ trưởng Thông tin Myanmar Ye Htut đã nói với đài VOA hôm thứ hai: “Trông đợi của chúng tôi sau cuộc họp thượng đỉnh này, là tất cả các bên có liên quan có thể đồng ý về cách thực thi một bộ quy tắc ứng xử càng sớm càng hay.”

Các quốc gia ASEAN đang ngày càng quan tấm đến những vụ giằng co trên biển có liên quan đến các tàu bè của Trung Quốc, một phần của những gì mà các giới chức Hoa Kỳ đã gọi là “các khuôn thức hành xử leo thang” của Bắc Kinh trong vùng biển có tranh chấp.

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh.

Việt Nam và Philippines là các nước ASEAN nêu ra quan ngại cao nhất. Đó là điều mà Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã thừa nhận hôm này trong một cuộc phỏng vấn với VOA.

Ông Minh nói: “Chúng tôi đã chứng kiến một sự cách biệt ngày càng lớn giữa các cam kết chính trị và các hành động thực tế - ý tôi muốn nói là tình hình thực sự trên biển, Và đó la thách thức mà chúng tôi phải khắc phục.”

Một thoả thuận về bộ quy tắc ứng xử có thể tỏ ra khó khăn hơn khi Malaysia, được coi là thuộc nhóm ủng hộ Trung Quốc – lên nhận chức chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm tới.

Về vấn đề đó và về các vấn đề phúc tạp khác mà tổ chức phải đối đầu, tỷ như việc khởi đầu Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tiến bộ sẽ rất khó khăn nêu không có một ban lãnh đạo tập thể với cam kết vững chắc, theo nhận định của ông Surin Pitsuwan, người tiền nhiệm của ông Minh trong chức tổng thư ký ASEAN.

Ông Surin, cựu Ngoại trưởng Thái Lan, nói: “Tiến độ của ASEAN ở mức ngang với nước chậm chạp nhất bởi vì mọi thứ đều phải đạt được sự đồng thuận.”

Cuộc họp thượng đỉnh ASEAN lần thứ 25 diễn ra vào thứ tư tuần này, cùng với hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào ngày sau đó.

Trong số các nhà lãnh đạo toàn cầu dự tính tham gia hội nghị có Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama .

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ tham gia cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên.

Trong số các nhà lãnh đạo toàn cầu dự tính tham gia hội nghị có tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng dự kiến sẽ tham dự.