Iran nêu đề xuất trong đàm phán hạt nhân

  • al-Pessin

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói các cường quốc nên khước từ bất kỳ thỏa thuận nào để Iran còn khả năng phát triển vũ khí hạt nhân

Diễn biến liên quan đến vấn đề hạt nhân của Iran

Các diễn biến mới nhất về vấn đề hạt nhân của Iran

2012
Tháng 1: Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế IAEA xác nhận Iran đang tinh chế uranium ở mức 20% thuần hạt nhân.
Tháng 2: Các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc kết thúc đàm phán ở Tehran mà không thanh tra địa điểm quân sự tại Parchin.
Tháng 4: Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cam kết Iran sẽ không từ bỏ quyền về hạt nhân của mình.
Tháng 5: Các thanh sát viên LHQ báo cáo tìm thấy những dấu vết uranium nâng cấp đáng kể tại một địa điểm ở Iran.
Tháng 7: Liên hiệp châu Âu bắt đầu cấm chỉ toàn bộ việc nhập dầu khí của Iran, Hoa Kỳ mở rộng các biện pháp chế tài.
Tháng 9: IAEA đòi ra vào Parchin, Iran gọi các biện pháp chế tài của EU là “vô trách nhiệm.”
Tháng 12: IAEA cho biết đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Iran. Hoa Kỳ áp đặt thêm các biện pháp chế tài.

2013
Tháng 1: Iran cho biết sẽ tăng tốc công tác nhiên liệu hạt nhân.
Tháng 2: Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei bác bỏ các cuộc đàm phán trực tiếp về hạt nhân với Hoa Kỳ. Iran và các cường quốc họp, đồng ý đàm phán thêm.
Tháng 5: IAEA nói Iran đã mở rộng hoạt động hạt nhân.
Tháng 9: Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố Iran sẽ không mưu tìm vũ khí có sức tàn sát hàng loạt. Iran và các cường quốc đồng ý mở lại đàm phán về hạt nhân.
Tháng 10: Iran nối lại các cuộc đàm phán với 5 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Ðức.
Iran cho biết các nhà thương thuyết quốc tế đã hoan nghênh đề nghị của Bộ trưởng Ngoại giao nước này đưa ra vào lúc khởi đầu vòng đàm phán hạt nhân mới tại Geneva sáng thứ Ba.

Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi nói 6 cường quốc thế giới đã "hoan nghênh" các đề xuất của Tehran và chi tiết sẽ được thảo luận sau đó trong ngày. Các cuộc đàm phán do ban giám đốc chính trị thuộc bộ ngoại giao dẫn đầu tiếp tục vào buổi chiều.

Các quan chức phương Tây nói phần thuyết trình bằng PowerPoint kéo dài một giờ của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mohammad Javad Zarif và nhóm của ông lần đầu tiên được trình bày bằng tiếng Anh, làm nổi bật không khí thảo luận mới trong các cuộc thảo luận hạt nhân thường căng thẳng.

Chi tiết về kế hoạch của Iran không được nêu cụ thể ngay sau đó.

Trưởng phụ trách chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton cho biết bà "lạc quan dè dặt" khi bước vào cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày tại Geneva.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã hứa sẽ dẫn đầu một nỗ lực ngoại giao để xin nới lỏng những biện pháp trừng phạt. Nhưng các quan chức thuộc nhóm quốc gia P5 +1--gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức--muốn Iran chứng minh sự thành thực của mình thông qua những bước cụ thể.

Nội các an ninh của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo các cường quốc thế giới chớ nên tiến tới bất kỳ thỏa thuận một phần nào với Iran, nói rằng họ phải khước từ bất kỳ thỏa thuận nào "để Iran còn khả năng phát triển vũ khí hạt nhân."

Tại Washington, một nhóm những thượng nghị sĩ Mỹ hàng đầu của hai đảng cho biết họ để ngỏ việc đình chỉ thực hiện những biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, nhưng chỉ khi Tehran có những bước đáng kể làm chậm chương trình hạt nhân của mình .

Tuy nhiên, Iran sẽ không đề nghị ngừng tinh chế uranium trong các cuộc đàm phán.

Trong những vòng đàm phán trước, các cường quốc thế giới đã kêu gọi Iran từ bỏ kho uranium hiện thời được tinh chế đến 20 phần trăm và gửi ra nước ngoài. Uranium có độ tinh khiết như vậy, về mặt kỹ thuật, chỉ cách một bước ngắn để được chuyển đổi thành vật liệu cấp vũ khí.