Nhật Bản nghiên cứu cách ứng phó với tại họa hạt nhân

Atom, nuclear

Các nhà khoa học hạt nhân của Nhật Bản nói rằng họ dự trù tạo ra trường hợp tan chảy hạt nhân có kiểm soát để tìm manh mối về phương cách ứng phó với một tai họa có thể xảy ra trong tương lai.

Hôm thứ Năm, Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Nhật Bản nói rằng họ sẽ sử dụng một lò phản ứng hạt nhân với tỷ lệ thu nhỏ để tạo ra các điều kiện của một sự cố nghiêm trọng. Thí nghiệm này sẽ bắt đầu trong năm nay tại cơ sở khảo cứu ở Ibaraki, phía bắc Tokyo.

Quá trình tan chảy diễn ra khi nhiên liệu hạt nhân trong lõi của lò phản ứng - thông thường rất nóng để tạo ra hơi nước cho các turbine hoạt động để tạo ra điện - bị quá nóng vượt qua điểm tan chảy.

Điều này có thể gây ra một vụ nổ và phóng thích chất phóng xạ như đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi năm 2011 sau trận động đất và sóng thần.

Nhưng ông Edwin Lyman, một khoa học gia kỳ cựu tại Hiệp hội các Khoa học gia Quan tâm nói rằng các nhà khảo cứu Nhật Bản sẽ chỉ lấy một mẫu rất nhỏ nhiên liệu tại lò phản ứng ở Fukudhima và sẽ đặt mẫu này vào những điều kiện gây cho nó tan chảy để có thể thật sự tìm hiểu tiến trình này xảy ra như thế nào. Ông nói:

“Loại thí nghiệm này thường được thực hiện dưới những điều kiện được kiểm soát hết sức cẩn thận. Lượng vật liệu sử dụng cũng rất nhỏ và cơ sở sẽ được bảo đảm và thanh lọc. Như vậy tôi nghĩ thí nghiệm này có rất ít nguy cơ đối với công chúng.”

Ông Lyman nói rằng trong nhiều thập niên những thí nghiệm tương tự đã được thực hiện tại nhiều cơ sở khác nhau trên nền tảng rất giới hạn. Ông nói tiếp:

“Tuy nhiên, những thí nghiệm này rất đắt và việc chuẩn bị cực kỳ khó khăn, vì thế, những dữ liệu có sẵn từ loại thí nghiệm này tương đối ít, và đó là một trong những lý do tại sao Nhật Bản bây giờ mới làm thí nghiệm này.”

Kể từ khi xảy ra tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, công chúng Nhật đã trở nên quan tâm nhiều hơn tới việc phòng ngừa những tai nạn trong tương lai.

Các thí nghiệm tương tự đã được thực hiện bởi tất cả các nước lớn có nhà máy điện hạt nhân, trong đó có Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Nga, và Trung Quốc, nhưng Nhật Bản chưa bao giờ thực hiện,