Mặt trời hoạt động mạnh ảnh hưởng đến thời tiết

Thái dương hệ

Sau một trong những thời kỳ lặng lẽ nhất trong gần một thế kỷ, mặt trời có vẻ như đang thức dậy.

Các nhà khoa học nói rằng mặt trời đang hướng về một giai đoạn giông bão hơn trong chu kỳ hoạt động bình thường 11 năm, mới đây đã phóng bức xạ mạnh bất thường vào không gian - một số những bức xạ đó hướng về phía chúng ta.

Một cuộc khảo cứu mới, sẽ được công bố trong ấn bản sắp tới của tạp chí Space Weather (Thời Tiết Không Gian) - nói rằng mặt trời sắp chấm dứt giai đoạn ngủ yên bất thường của nó với sức dũng mãnh bất thường ngang như vậy.

Cuộc khảo cứu này cho biết, kể từ đầu năm nay, một loạt các trận bão từ trường mặt trời khổng lồ được biết tới với cái tên vệt đen mặt trời, đi cùng với tình trạng phóng bức xạ mặt trời mãnh liệt được gọi là tia lóe mặt trời được nhìn thấy đều đặn lần đầu tiên kể từ năm 2008, khi mặt trời đi vào giai đoạn yên tĩnh dài bất thường của nó.

Những vệt đen mặt trời và những tia lóe mặt trời đóng góp vào điều được gọi là “thời tiết không gian” bởi vì chúng phóng ra những luồng hạt năng lượng cao được biết với cái tên gió mặt trời.

Luồng gió đó thổi trên trái đất và tương tác điện từ với lớp bên ngoài của bầu khí quyển của địa cầu.

Mặt trời thường qua các giai đoạn hoạt động được gọi là “tối đa” và “tối thiểu” trong chu kỳ thời tiết 11 năm của nó. Các khoa học gia dự kiến giai đoạn “tối đa” hiện nay sẽ tới cao điểm khoảng năm 2013.

Cuộc khảo cứu này tiên đoán rằng trong vài năm sắp tới, chúng ta sẽ bắt đầu trải nghiệm những hệ quả của sự gia tăng hoạt động của mặt trời và thời thiết không gian, trải rộng từ những hiện tượng hiền lành như giải ánh sáng ngoạn mục trên bầu trời đêm gần các địa cực, tới những hiện tượng gây rối loạn nghiêm trọng cho những hoạt động của con người trên hành tinh này.