Trung Quốc công bố kế hoạch giảm khí thải

Khí thải nhà kính

Trung Quốc là quốc gia gây ô nhiễm số 1 trên thế giới. Trung Quốc đốt nhiều than hơn thế giới còn lại.

Ngày 19/12, Bắc Kinh đề ra mục tiêu đạt một danh hiệu khác phản ánh tham vọng của Trung Quốc thay đổi tất cả: là nước có thị trường tài chánh lớn nhất trên thế giới dành cho việc làm sạch không khí khi công bố kế hoạch bắt đầu một thị trường khổng lồ đổi tín dụng lấy quyền thải khí thải nhà kính.

Thị trường trên toàn quốc sơ khởi bao gồm một lãnh vực rộng lớn là những nhà máy điện quốc doanh, nơi sản xuất gần một nửa khí thải nội địa từ việc đốt các sản phẩm hóa thạch. Nếu thành công như dự tính, thị trường khí thải sẽ giúp các công ty điện lực Trung Quốc hoạt động sạch hơn.

Loan báo được chờ đợi lâu nay này sẽ đẩy mạnh những nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu sau khi Tổng thống Trump trong năm nay ra chỉ dấu là Hoa Kỳ sẽ rút lại lời hứa của Tổng thống Obama giảm bớt khí thải. Việc này cũng có thể được sử dụng như một thí điểm khổng lồ về thị trường khí các-bon sau khi những nỗ lực trước đây tại châu Âu và ở mức địa phương tại Trung Quốc thất bại.

“Hành động của Trung Quốc thành lập một thị trường các-bon lớn nhất thế giới là một chỉ dấu mạnh mẽ khác nữa cho thấy một cuộc cách mạng bền vững toàn cầu đang tiến hành,” cựu Phó Tổng thống Al Gore, đồng thời là một tiếng nói có uy tín về môi trường cho biết trong một tuyên bố.

Chính phủ không công bố thời hạn rõ rệt, những qui luật và các chi tiết khác còn phải bàn thêm. Tuy nhiên các tổ chức môi trường làm việc với chính phủ nói rằng việc này có thể xảy ra trong vòng vài năm tới. “Mọi chuyện phải diễn ra từ từ từng bước một,” ông Li Junfeng, một cố vấn cao cấp của chính phủ về kế hoạch thị trường các-bon nói.

Loan báo của Trung Quốc cũng có thể làm một số người thất vọng vì họ hy vọng thị trường khí thải chờ đợi từ lâu phải bao gồm những nền kinh tế lớn hơn như Hoa Kỳ chẳng hạn.

Thị trường tiêu dùng xe hơi của Trung Quốc đang phát triển mạnh, lãnh vực nông nghiệp được công nghiệp hóa và những khu phức hợp hóa chất khổng lồ, các nhà máy xi măng và thép cũng là những nơi phát sinh khí thải khổng lồ của Trung Quốc.

Theo thị trường khí thải, các công ty điện lực và những công ty khác phải trả tiền để được quyền thải khí thải vượt mức qui định của chính phủ. Những công ty giảm bớt lượng khí thải của mình có thể bán giấy phép thải khí thải cho những công ty gây ô nhiễm nhiều hơn với giá phải chăng.

(Nguồn NYT/LA Times)